SO SÁNH ISO 45001 VÀ OHSAS 18001

SO SÁNH ISO 45001 VÀ OHSAS 18001

Trước khi đi vào tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa ISO 45001 và OHSAS 18001, ta cần có cái nhìn sơ bộ cũng như hiểu về cách thức hoạt động của 2 tiêu chuẩn này đã. Dưới đây là một số giới thiệu sơ bộ mà bạn có thể tham khảo:

  • ISO 45001 là một tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn lao động được phát triển bởi ISO với mục tiêu cải thiện mức độ an toàn tại nơi làm việc cũng như tăng năng suất của người lao động. ISO 45001 nhấn mạnh cam kết từ nhà quản lý cùng sự hợp tác của người lao động, kết hợp với việc kiểm soát rủi ro từ đó ngăn ngừa thương tích, bệnh tật và các tình huống tử vong có thể xảy ra liên quan đến công việc. (Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 là gì?)
  • OHSAS 18001 là tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn lao động được phát triển bởi Viện tiêu chuẩn Anh (BSI). Tiêu chuẩn này cung cấp một khuôn khổ các yêu cầu doanh nghiệp cần đáp ứng để quản lý hiệu quả sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Khuôn khổ này bao gồm tất cả các khía cạnh từ pháp luật đến kiểm soát và quản lý rủi ro.

Được phát triển với 2 cách tiếp cận khác nhau và hướng đến cùng 1 mục đích, ISO 45001 và OHSAS 18001 cũng có nhiều điểm giống và khác nhau như sau:

Điểm giống nhau

  • Cả 2 tiêu chuẩn này cùng có mục đích đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động.
  • Đều đề cập đến việc kiểm soát rủi ro để ngăn ngừa các vấn đề bệnh tật, tai nạn có thể xảy ra cho người lao động

Điểm khác nhau

 

Tiêu chí so sánh ISO 45001 OHSAS
Cơ quan ban hành Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO Viện tiêu chuẩn Anh BSI
Cấu trúc ISO 45001 được thiết kế theo cấu trúc bậc cao (HLS) giống như các tiêu chuẩn ISO khác như ISO 9001, ISO 14001, giúp việc tích hợp các tiêu chuẩn dễ dàng hơn OHSAS không có cấu trúc bậc cao nên không thể tích hợp với các tiêu chuẩn khác được
Bối cảnh hoạt động Trong điều khoảng 4.1 của ISO 45001 có đề cập đến vấn đề bối cảnh hoạt động của tiêu chuẩn này. Cụ thể ISO 45001 đề cập đến việc kiểm soát cả các vấn đề bên trong và bên ngoài, từ đó giúp nhận thức được toàn bộ bối cảnh của tổ chức. Không đề cập đến bối cảnh hoạt động
Quản lý rủi ro và cơ hội Các doanh nghiệp phải xác đinh, xem xét và khi cần thiết cần hành động để giải quyết bất kỳ rủi ro hoặc cơ hội nào có thể tác động đến hệ thống quản lý, bao gồm cải thiện sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc. Chỉ nhắc đến việc nhận diện rủi ro và hành động nhưng chưa có phần hoạch định cũng như tận dụng cơ hội.
Cam kết lãnh đạo và quản lý Tại điều khoản 5.1, ISO 45001 đã nhấn mạnh vào sự tích cực tham gia và chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của hệ thống quản lý của lãnh đạo cao nhất. OHSAS chưa có điều khoản nào đề cập đến trách nhiệm và cam kết của người lãnh đạo và quản lý
Sự tham gia của người lao động ISO 45001 đề cập đến việc tập trung vào nhu cầu và mong đợi của người lao động, nêu rõ các vấn đề cần có sự tham gia của người lao động. Có đề cập đến sự tham gia của người lao động nhưng chưa nêu cụ thể các vấn đề, chi tiết cần tham gia.
Phạm vi áp dụng ISO 45001 hiện được công nhận trên 165 quốc gia thành viên của Ủy ban ISO Được áp dụng ở Anh và một số nước

Kết luận

  • OHSAS 18001 tập trung vào việc quản lý các mối nguy về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cũng như các vấn đề liên quan. ISO 45001 lại tập trung vào sự tương tác giữa môi trường làm việc và tổ chức, từ đó xác nhận những yếu tố ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Cách tiếp cận mới này mang đến nhiều hiệu quả tối ưu hơn, giảm thiệu hoặc loại bỏ khả năng xảy ra rủi ro với bất cứ nguy cơ nào
  • ISO 45001 là chứng nhận dựa trên quy trình còn OHSAS 18001 lại là chứng nhận dựa trên thủ tục. Điều này giúp ISO 45001 tập trung vào lý do nguy cơ xảy ra hơn là giải pháp, giúp giải quyết tận gốc các mối nguy gây mất an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
  • Với cấu trúc bậc cao, ISO 45001 được cải tiến liên tục để phù hợp với tình hình thực tế, tối ưu hơn OHSAS 18001 chỉ là một tiêu chuẩn tĩnh
  • OHSAS chỉ tập trung vào rủi ro mà không biết tận dụng cơ hội như ISO 45001 nên việc bị thay thế gần như là tất yếu
  • ISO 45001 toàn diện hơn OHSAS 18001 nhờ quan tâm đến tất cả các khía cạnh của các bên liên quan, tạo ra một cái nhìn toàn diện, tổng quan hơn.

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon