Hệ thống quản lý ISO 14000

Hệ thống quản lý ISO 14000 là gì?

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các doanh nghiệp. ISO 14000 được hiểu là tập hợp gồm nhiều tiêu chuẩn khác nhau được thiết kế dành cho hoạt động quản lý môi trường của các doanh nghiệp/ tổ chức. Các tiêu chuẩn thuộc ISO 14000 đều được xây dựng và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Standardization Organization hay ISO).
Trong đó, ISO 14001 là tiêu chuẩn phổ biến nhất và cũng là cốt lõi của bộ ISO 14000. Bởi tiêu chuẩn này đóng vai trò như là một bộ khung chuẩn để doanh nghiệp có thể xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường (EMS) đạt hiệu quả tối ưu.
Ngoài ra, ISO 14004 cũng là một trong những tiêu chuẩn khá phổ biến trong bộ ISO 14000. Với ISO 14004, doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn phương pháp làm thế nào để có một EMS đạt chuẩn ISO 14001. Đồng thời, nó cũng là công cụ giải quyết hiệu quả nhiều khía cạnh liên quan đến môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể thấy được, mỗi tiêu chuẩn trong ISO 14000 sẽ tiếp cận hoạt động quản lý môi trường theo một hướng khác nhau. Nhưng về cơ bản, mục đích chung nhất của bộ ISO 14000 là đưa ra định hướng giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát và giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường và liên tục có những cải tiến, thay đổi để cải thiện các vấn đề về môi trường.

Quá trình phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 9000 đều xuất phát từ những lo ngại về thương mại quốc tế. Một trong những vấn đề của cuộc đàm phán GATT 1986 tại Uruguay là việc dỡ bỏ các rào cản thương mại phi thuế quan.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được công bố khoảng một năm sau cuộc đàm phán GATT của Uruguay. Các tiêu chuẩn ISO 14000 là một phản ứng đối với cả các cuộc đàm phán GATT và mối quan tâm ngày càng tăng của toàn cầu về môi trường, được thể hiện qua Hội nghị Rio năm 1992 về môi trường.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn nào?

Từ lần đầu chính thức ban hành (năm 1996), bộ 14000 đã trải qua nhiều lần cải tiến, cập nhập để phù hợp với bối cảnh về môi trường tại thời điểm đó.
Cho tới nay, tóm tắt bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đã được phát triển gồm những tiêu chuẩn chính như sau:
➣ ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.
➣ ISO 14004: Hướng dẫn chung các nguyên tắc, hệ thống và các kỹ thuật hỗ trợ.
➣ ISO 14010: Hướng dẫn đánh giá môi trường – Các nguyên tắc chung.
➣ ISO 14011: Hướng dẫn đánh giá môi trường – Thủ tục đánh giá – Đánh giá hệ thống quản lý môi trường.
➣ ISO 14012: Hướng dẫn kiểm toán môi trường – Tiêu chuẩn năng lực đối với kiểm toán viên môi trường.
➣ ISO 14020 – 14025: Nhãn mác & phát minh môi trường.
➣ ISO 14031: Đánh giá các hoạt động môi trường.
➣ ISO 14040 – 14048: Đánh giá vòng đời của sản phẩm – Nguyên tắc cùng khuôn khổ.
➣ ISO 14050: Từ vựng về quản lý môi trường.
➣ ISO 14061: Thông tin hướng dẫn tổ chức lâm nghiệp sử dụng tiêu chuẩn ISO 14001 & ISO 14004.
➣ ISO guide 64: Hướng dẫn đề cập tới khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn về sản phẩm.

Đối tượng áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Thực tế, doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng theo ISO 14000. Đặc biệt là các doanh nghiệp có mong muốn xây dựng hoặc cải thiện hiệu quả cho EMS của mình
Nói cách khác, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 không có giới hạn cho việc doanh nghiệp nào được hay không được áp dụng nó trong công tác quản lý môi trường. Từ các đơn vị sản xuất tới các tổ chức kinh doanh, cung ứng dịch vụ hay thực hiện xuất nhập khẩu hay các tổ chức phi lợi nhuận… Tất cả đều có thể áp dụng các tiêu chuẩn trong ISO 14000.

Mục tiêu của bộ tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14000

‒ Xác định những yêu cầu về mặt pháp luật liên quan đến môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
‒ Xác định những lĩnh vực và hoạt động liên quan tới môi trường mà doanh nghiệp có khả năng kiểm soát.
‒ Xác định rủi ro và cơ hội xuất hiện trong các hoạt động môi trường của doanh nghiệp.
‒ Thiết lập được chính sách môi trường, các mục tiêu cùng phương pháp để đạt được chúng.
‒ Thiết lập hoạt động giám sát, theo dõi và đánh giá hiệu quả của EMS

Lợi ích của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn môi trường ISO 14000

‒ Giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường thông qua việc hạn chế tối đa chất thải công nghiệp và phân bố nguồn tài nguyên hợp lý hơn.
‒ Giúp tiết kiệm chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí hạch toán môi trường. Từ đó góp phần tối ưu chi phí hoạt động chung cho doanh nghiệp.
‒ Được sử dụng như một công cụ marketing hiệu quả để gia tăng uy tín cùng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp.
‒ Hạn chế việc gặp phải các rủi ro và áp lực từ quy chế hay chế tài về môi trường trong quá trình cung ứng sản phẩm/ dịch vụ trên thị trường.
‒ Đóng góp vào các hoạt động vì môi trường, hướng tới một tương lai phát triển bền vững không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà còn cho toàn xã hội.
‒ Tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý môi trường.
‒ Có thể tương thích và kết hợp với các hệ thống quản lý ISO khác để nâng cao hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp.
‒ Đặc biệt khi doanh nghiệp có được chứng nhận ISO 14001 sẽ là tấm giấy thông hành giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường quốc tế thông qua việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường.

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon