CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Khái niệm kế hoạch bảo vệ môi trường 

” Kế hoạch bảo vệ môi trường ” là một trong những hồ sơ pháp lý ràng buộc về trách nhiệm giữa các doanh nghiệp với cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước. Môi trường là tài sản chung của tất cả chúng ta vì vậy cá nhân đoàn thể nào cũng có trách nghiệm bảo vệ nó.

Doanh nghiệp căn cứ vào các điều kiện tự nhiên và tình trạng thực tế của từng dự án để đề xuất ra kế hoạch bảo vệ môi trường hiệu quả nhất. Nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực về khí thải, nước thải từ đó đề xuất các giải pháp để cải thiện bảo vệ môi trường.

Quản lý môi trường ISO 14001

2. Các đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Các đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP:

Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường

Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường

Quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Quy định các đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:

+ Thông thường thì các dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có thể phát sinh:

  • Lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ)
  • Chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ)
  • khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng). Trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

+Các dự án, phương án còn lại thuộc đối tượng không thuộc quy định trên được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Các đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường

3. Kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm có hai phần

Theo quy định của pháp luật thì nội dung chủ yếu của kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm có hai phần:

  • Phần thứ nhất là phần thuyết minh có các nội dung quy định Luật bảo vệ môi trường năm 2014 như:

– Địa điểm thực hiện.

– Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

– Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.

– Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.

– Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

– Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

  • Phần thứ hai là phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công

Trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước đối với công trình xử lý chất thải (đối với trường hợp phải xây lắp công trình xử lý chất thải theo quy định.

Theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng. Khi dự án đi vào vận hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

Hiện nay đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ. Đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới thì cũng thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường

MÔI TRƯỜNG VÀ QUY TRÌNH LÀM VIỆC

Trình tự thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Trình tự thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Bước 1: Cá nhân, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung làm hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại Sở Tài Nguyên và Môi Trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Bước 2: Trong thời hạn năm 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án, chủ cơ sở biết về việc chấp nhận hồ sơ hoặc không chấp nhận hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường.
    • Trường hợp không chấp nhận, phải nêu rõ lý do bằng văn bản thông báo cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ theo mẫu số 04 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
    • Trường hợp chấp nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP cho chủ dự án và gửi bản kế hoạch bảo vệ môi trường cho chủ dự án, cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Bước 3: Tổ chức, công dân nhận kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường

Tham khảo bài viết

Chứng nhận môi trường Trung Quốc

 

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon