NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ KIỂM NGHIỆM

1. Kiểm nghiệm là gì?

Kiểm nghiệm là một hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm, đánh giá chất lượng của sản phẩm. Việc kiểm nghiệm sản phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành theo Nghị quyết số 51/2001/QH10. Để công bố chất lượng sản phẩm: kết quả kiểm nghiệm phải do đơn vị đạt tiêu chuẩn VILAS 694 (hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam) và tiêu chuẩn Quốc Tế Ilac-MRA (tổ chức công nhận phòng thử nghiệm Quốc tế) thực hiện.

2. Kiểm nghiệm để làm gì?

Dịch vụ kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm nhằm hỗ trợ việc kiểm tra chất lượng các sản phẩm và hỗ trợ quá trình kiểm tra chất lượng của sản phẩm trong quy trình giám định hàng hóa xuất và nhập khẩu.

Với đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo theo quy chuẩn chuyên nghiệp cùng với việc trang bị các thiết bị phân tích hiện đại nhất hiện nay như: máy sắc ký lỏng LC-MS/MS, máy sắc ký ghép khối phổ GC-MS, máy sắc ký khí HPLC, GC, Kendal, Polarimeter, v.v., Trung Tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB của chúng tôi cam kết cung cấp đến khách hàng dịch vụ phân tích kiểm nghiệm tốt nhất hiện nay.

3. Nơi nào cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm?

DỊCH VỤ PHÂN TÍCH KIỂM NGHIỆM CỦA NHO (National Health Organization) BAO GỒM:

−       Tư vấn và xây dựng chỉ tiêu kiểm định phù hợp với sản phẩm và quy chuẩn.

−       Lấy mẫu và tiến hành kiểm định.

−       Tính kết quả và ra giấy chứng nhận kiểm định.

−       Thành lập bảng thành phần dinh dưỡng của thực phẩm (Nutrition facts).

−       Thời gian tiến hành: 01 – 07 ngày tùy chỉ tiêu và tính chất của sản phẩm.

1. Phân tích thực phẩm (thức ăn gia súc, gia cầm,thủy hải sản, sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chế biến, rau củ, ngũ cốc, bánh kẹo, mì gói, bia, rượu, nước giải khát,…)

Ø  Phân tích các chỉ tiêu dư lượng kháng sinh: Chloramphenicol, các dẫn suất Nitrofurans, Malachites, nhóm Fluoroquinolones, nhóm Sulfonamides, nhóm Tetracyclines,…trong thực phẩm, thuỷ hải sản,…

Ø  Phân tích các chỉ tiêu dư lượng thuốc trừ sâu:họ Chlor, họ Phospho, họ Cúc, họ Carbamate; dư lượng thuốc diệt nấm, diệt cỏ.

Ø  Phân tích các chỉ tiêu chất dinh dưỡng đa lượng: protid, lipid, carbohydrat, amino acid, sợi cellulosic…

Ø  Phân tích các chỉ tiêu chất dinh dưỡng vi lượng: vitamin, nguyên tố vi lượng.

Ø  Phân tích các chỉ tiêu về dư lượng kim loại nặng: Asen (As), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg),…

Ø  Phân tích các chỉ tiêu dư lượng hormone tăng trưởng.

2. Phân tích các sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm công nghiệp:

Ø  Thành phần hóa học.

Ø  Hàm lượng các chất chính.

Ø  Hàm lượng các chất phụ gia: chất bảo quản, chất ổn định, chất tạo hương, chất tạo màu.

Ø  Dược phẩm, dược liệu, thuốc thú y, chất kháng sinh, kháng khuẩn.

Ø  Các chất hữu cơ khác.

3. Các hợp chất thiên nhiên: tinh dầu, hương liệu, khoáng sản…

Ø  Thành phần và cấu trúc hóa học các hợp chất thiên nhiên.

Ø  Định danh và giải thích cấu trúc sản phẩm tổng hợp.

4. Các mẫu quan trắc môi trường: nước, không khí, đất, bùn, …

Ø  Các chất độc hại, dung môi hữu cơ: Benzen, Toluen, Xylen, PAH’s, PCB’s,…

Ø  Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng: Clo hữu cơ; Phosphor hữu cơ; họ Cúc; họ Carbamate; 2,4 D; 2,4,5 T;…

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon