CHỨNG NHẬN 39001- QUẢN LÝ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

CHỨNG NHẬN 39001- QUẢN LÝ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1. Giới thiệu chứng nhận quản lý an toàn giao thông đườn bộ

Trong những năm qua tình hình tai nạn giao thông nạn giao thông tại Việt Nam đã được kìm chế, số người chết do tai nạn giao thông đã giảm xuống dưới 8.671 người/năm, số người bị thương còn 20.556 người/năm, số vụ tai nạn giao thông giảm gần 50%, nhưng vần còn tiềm ẩn rất nhiều yếu tố gây tai nạn giao thông. Chi phí cho tai nạn giao thông mỗi năm tại Việt Nam khoảng 2,9% GDP, tương đương 5-12 tỷ USD hàng năm. Chính vì thế, trong những năm vừa qua, Chính phủ đã hết sức nỗ lực trong việc thực thi chính sách, pháp luật như quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; sử dụng hê thống giám sát GPS đối với các phương tiện vận tải thương mại, Kiểm soát tải trọng xe chặt chẽ, Quản lý nghiêm việc cấp Giấy phép lái xe….Tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014 là công cụ hỗ trợ hữu ích để các cơ quan quản lý nhà nước tham khảo hoạch định các chính sách pháp luật liên quan tới hạ tầng giao thông, phương tiện, người lái, ứng phó sau tai nạn, giáo dục an toàn giao thông và bảo hiểm.

ISO 39001 là một tiêu chuẩn hệ thống quản lý, ISO 39001 hoàn toàn tương thích với các tiêu chuẩn đã và đang được áp dụng rộng rãi như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, ISO 45001. ISO 50001… Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ISO 39001 rất rộng, không phân biệt loại hình, quy mô, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp. Tất cả các đơn vị mong muốn giảm bớt và tiến tới loại bỏ rủi ro do tử vong và thương tật liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ, mong muốn cải tiến kết quả thực hiện an toàn giao thồng đường bộ, đảm bảo sự phù hợp với chính sách an toàn giao thông đường bộ đã tuyên bố đều có thế áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn này.

2. Nguồn gốc chứng nhận

Các hệ thống quản lý có thể được hiểu là một quá trình và khuôn khổ phương pháp để đảm bảo rằng tổ chức thực hiện được tất cả các nhiệm vụ cần thiết để hoàn thành các mục tiêu của nó. Hệ thống quản lý được sử dụng rộng rãi nhất trong kiểm soát chất lượng của tổ chức, quản lý môi trường và quản lý sức khoẻ nghề nghiệp.

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) hệ thống kiểm soát chất lượng (loạt hệ ISO9000) và các tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường (ISO14000), phương pháp áp dụng trong quá trình dựa trên chu trình (PDCA), và thúc đẩy sự cải tiến liên tục của tổ chức để đạt được các mục tiêu đó. Các tiêu chuẩn ISO đối với các hệ thống quản lý được sử dụng rộng rãi và được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới, làm cho “hệ thống quản lý” thành một loại phương pháp luận, để giúp các tổ chức quản lý, phát triển và thực hiện các mục tiêu cụ thể.

Kể từ khi thành lập vào năm 2008, một số quốc gia (ví dụ, Thụy Điển, New Zealand) tóm tắt là trên cơ sở cải thiện giao thông đường bộ, đề ra phương pháp “hệ thống quản lý” dùng để quản lý an toàn đường bộ, và bắt đầu phát triển giao thông đường bộ theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ .

Trong năm 2008, Thụy Điển đã đề xuất một tiêu chuẩn mới cho ISO và đề xuất xây dựng một tiêu chuẩn quốc tế “Hệ thống Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ”.

Vào tháng 6/2008, ISO đã chính thức chấp thuận việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ theo các tiêu chuẩn quốc tế, và việc thành lập ISO / PC241 (nay là nâng cấp lên tiêu chuẩn ISO / TC241, cụ thể là, Uỷ ban Kỹ thuật Hệ thống quản lý An toàn Giao thông đường bộ), phát triển hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ. Tháng 10 năm 2012,  tiêu chuẩn đầu tiên được công nhận “Hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ – Yêu cầu và Hướng dẫn sử dụng” (ISO39001) đã được tiêu chuẩn ISO ban hành.

3. Đối tượng áp dụng chứng nhận

Đối tượng hướng tới của đơn vị áp dụng ISO 39001:2014

ISO 39001:2014 là  tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ áp dụng cho nhân viên đi làm, đi công tác (có thể sử dụng phương tiên cá nhân hoặc phương tiện công cộng), các hoạt động chuyên chở hàng hóa, chuyên chở người, hoặc các hoạt động có nhiều tương tác với giao thông như siêu thị, trường học, địa điểm du lịch… Đặc biệt, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm và dịch vụ  giao thông như hoạt động vận chuyển, quản lý, thiết kế, xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng, các phương tiện giao thông, thanh tra giao thông, hoạt động ứng phó với các sự cố tai nạn… khi áp dụng ISO 39001 sẽ giảm thiểu đáng kể các tác nhân gây nên tai nạn giao thông đường bộ.

Trong đó phạm vi và cơ cấu giám sát giao thông đường bộ, kế hoạch cơ sở hạ tầng giao thông các đơn vị thiết kế, công ty vận tải hành khách, các công ty vận chuyển, công ty taxi và siêu thị, trường học, và các khu vực danh lam thắng cảnh khác của nó .

4. Lợi ích chứng nhận

Việt Nam đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của đất nước. Hiện nay, tai nạn giao thông do không tuân thủ các quy định liên quan an toàn giao thông ở nước ta ở mức cảnh báo, để lại tác hại vô cùng to lớn trước mắt và lâu dài. Tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra ở lĩnh vực giao thông đường bộ, chiếm phần lớn số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cả nước.

Tuy nhiên, nhà nước không thể đơn phương làm giảm tử vong và thương tật, các tổ chức ở mọi loại hình và quy mô, cũng như từng người sử dụng đường bộ đều có vai trò nhất định. Kinh nghiệm trên thế giới chỉ ra rằng có thể giảm mạnh tử vong và thương tật nặng thông qua việc chấp nhận phương pháp tiếp cận hệ thống an toàn toàn diện cho an toàn giao thông đường bộ. Việc này bao gồm sự tập trung một cách rõ ràng, minh bạch vào kết quả an toàn giao thông đường bộ và các hành động dựa trên bằng chứng, được hỗ trợ bởi năng lực quản lý của tổ chức, doanh nghiệp.

Việc thúc đẩy áp dụng hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ theo tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014 vào các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam là nền tảng rất quan trọng giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân người tham gia giao thông nhận thức được vai trò của an toàn giao thông đường bộ và thông qua đó, chúng ta sẽ có những hoạt động cụ thể cho công tác quản lý an toàn giao thông như quản lý con người, phương tiện ngay bên trong doanh nghiệp. Khi áp dụng tiêu chuẩn này, các tổ chức và doanh nghiệp có khả năng nhận diện các yếu tố thực hành tốt quản lý an toàn giao thông đường bộ, giúp đạt được kết quả mong muốn về an toàn giao thông đường bộ, đưa ra các công cụ giảm bớt và cuối cùng là loại bỏ rủi ro tử vong và thương tật nặng liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ.

Từ năm 2017, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đã ký biên bản hợp tác thúc đẩy việc áp dụng hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ theo tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014 vào các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam, với mục tiêu là giảm thiểu tử vong và thương tật nặng trong tai nạn giao thông đường bộ và nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông, đáp ứng lộ trình áp dụng Chiến lược quốc gia về “Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Để đảm bảo năng lực cho việc thúc đẩy áp dụng tiêu chuẩn như trên, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về tiêu chuẩn quản lý an toàn giao thông đường bộ, rất cần thiết phải xây dựng đội ngũ chuyên gia cấp quốc gia trong các hoạt động tư vấn và đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014; xây dựng các mô hình thí điểm áp dụng hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ cũng như xây dựng tổ chức chứng nhận có đầy đủ năng lực chứng nhận cho các đơn vị đã áp dụng thành công tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014.

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon