CÁC LƯU Ý KHI ĐĂNG KÍ CHỨNG NHẬN ISO 22000

CÁC LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN ISO 22000

Các lưu ý về thời gian chuyển đổi ISO 22000:2018

Trước ngày 19/06/2018, những doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005  thì hiệu lực của giấy chứng nhận iso vẫn còn theo thời gian ghi trên giấy, trong thời gian hiệu lực này bất cứ khi nào đơn vị  muốn chuyển đổi lên ISO ISO 22000:2018 đều có thể thực hiện đăng ký chuyển đổi.

Trong 3 năm chuyển đổi (từ 19/06/2018 đến 18/6/2021) ,những đơn vị áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2005, đơn vị vẫn có thể lựa chọn giữa tiêu chuẩn ISO 22000:2005  hoặc tiêu chuẩn ISO 22000:2018, tuy nhiên nếu áp dụng tiêu chuẩn ISO ISO 22000:2005  thì giấy chứng nhận chỉ có hiệu lực tối đa đến 18/06/2021.

Sau 19/6/2021, những đơn vị áp dụng tiêu chuẩn iso bắt buộc phải thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, tại thời điểm này, tất cả chứng nhận ISO 22000:2005  đều hết hiệu lực.

CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẠT ĐƯỢC CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018

Chứng nhận ISO 22000:2018 sẽ được cấp bởi 01 tổ chức chứng nhận. Tuy nhiên để đạt được chứng nhận này, Doanh nghiệp phải đảm bảo 01 số điều kiện cơ bản sau:

Điều kiện nhà xưởng đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 22000

Đây là một trong những vấn đề quan trọng của Doanh nghiệp. Vì khi có nhà xưởng đạt yêu cầu thì việc kiểm soát các mối nguy trong thực phẩm mới thực hiện được.
Đơn giản như, bạn phải có một cái sàn nhà sạch; một cái kho sạch…

Một vấn đề trên thực tế là không phải đơn vị nào cũng có nhà xưởng được xây dựng ngay từ ban đầu theo tiêu chuẩn. Lý do có thể do họ không biết yêu cầu này hoặc chưa có kinh phí để xây dựng theo yêu cầu.
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cũng nghĩ rằng xây dựng nhà xưởng theo ISO 22000 là tốn kém. Điều này thực ra còn phụ thuộc rất nhiều vào quy mô, lĩnh vực của Doanh nghiệp.

Ví dụ như đầu tư một nhà xưởng sản xuất nước ngọt sẽ khác đầu tư một nhà xưởng làm lĩnh vực vận chuyển, bảo quản và cung ứng nước ngọt.

Vì tính quan trọng của điều kiện nhà xưởng, nên trước khi xây dựng hoặc sửa chữa thì Doanh nghiệp nên tìm hiểu về điều kiện nhà xưởng theo ISO 22000. Doanh nghiệp có thể tự tìm hiểu hoặc nhờ một đơn vị tư vấn trong lĩnh vực này.

Doanh nghiệp có thể tham khảo các điều kiện về nhà xưởng tại bài viết:

  • Điều kiện về nhà xưởng theo tiêu chuẩn ISO 22000.

Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000.

Việc đạt được chứng nhận ISO 22000:2018, Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và xây dựng hệ thống của lý của mình theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Nói một cách đơn giản, Doanh nghiệp sẽ phải có những tài liệu, quy trình, hướng dẫn… đảm bảo theo các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

Việc xây dựng và áp dụng ISO 22000:2018  là một quá trình triển khai tương đối dài và nhiều công sức.

Để làm được thành công,  Doanh nghiệp có thể tự mình tìm hiểu, tự xây dựng và áp dụng ISO 22000:2018. Các này áp dụng đối với Doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự có hiểu biết về ISO. Đội ngũ này có thời gian và được chuyên môn hóa về ISO.

Nếu doanh nghiệp không có đội ngũ trên, Doanh nghiệp nên tìm các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Các tổ chức tư vấn sẽ đồng hành cùng với Doanh nghiệp trong việc đào tạo, xây dựng và áp dụng các quy trình, biểu mẫu. Kết quả của bước này là Doanh nghiệp có một hệ thống quản lý phù hợp theo tiêu chuẩn ISO.

Thực hiện đánh giá chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận.

Sau khi Doanh nghiệp đã có một hệ thống quản lý tốt. Doanh nghiệp có các bằng chứng chứng minh về sự phù hợp của mình.
Đồng thời, Doanh nghiệp đã thực hiện tự đánh giá nội bộ doanh nghiệp mình. Các hành động khắc phục và cải tiến được thực hiện.
Doanh nghiệp sẽ trao đổi với Tổ chức chứng nhận về việc thực hiện cuộc đánh giá chứng nhận.

Đây là bước quan trọng để Doanh nghiệp có thể đạt được chứng nhận ISO. Hay chính là Giấy chứng nhận ISO 22000:2018.

TỔ CHỨC CẤP CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018

Các tổ chức được cấp Chứng nhận ISO 22000:2018

Tổ chức chứng nhận ISO là một pháp nhân có tư cách pháp lý rõ ràng. Tổ chức chứng nhận được cấp chứng nhận ISO phải là đơn vị được cấp phép (chỉ định) của Bộ Khoa học Công nghệ trong lĩnh vực chứng nhận.

Việc chỉ định được thực hiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam và tuân thủ các quy tắc chứng nhận của thế giới.

Hiện nay, tại Việt nam có rất nhiều tổ chức chứng nhận để Doanh nghiệp có thể lựa chọn. Có 02 hình thức pháp nhân là tổ chức chứng nhận tại việt nam:

  • Tổ chức chứng nhận Việt nam đăng ký hoạt động  tại Việt nam. Ví dụ: GOODVN; Quacert; ISSQ…
  • Tổ chức chứng nhận nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt nam. Ví dụ: SGS; TUV…

Các chú ý khi Doanh nghiệp lựa chọn tổ chức chứng nhận

Để lựa chọn được tổ chức chứng nhận phù hợp và đảm bảo tính pháp lý, Doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề như nhân sự; năng lực; chi phí. Và đặc biệt đó là, giấy chỉ định của Bộ Khoa học công nghệ. Vì hiện này, trên thị trường xuất hiện Tổ chức cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có Giấy chỉ  định của Bộ Khoa học công nghệ cho lĩnh vực chứng nhận.

Do vậy khi lựa chọn tổ chức chứng nhận, Doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ các giấy tờ pháp lý của Tổ chức chứng nhận bao gồm:

  • Giấy đăng ký hoạt động lĩnh vực chứng nhận do Bộ Khoa học Công nghệ cấP
  • Các hồ sơ pháp lý khác: Đăng ký kinh doanh; Hồ sơ năng lực.

 

 

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon