Quy trình thực hiện nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu
Bước đầu tiên là xác định đối tượng mục tiêu của sản phẩm. Trước khi bắt đầu quá trình hình thành sản phẩm, doanh nghiệp cần xác định được đối tượng mục tiêu của nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm đồng thời nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Vì vậy, việc xác định được khách hàng/ người tiêu dùng mục tiêu là vô cùng quan trọng.
Bước 2: Lựa chọn sản phẩm thử nghiệm
Bước thứ hai là lựa chọn sản phẩm thử nghiệm theo mục tiêu được đã được đặt ra. Hầu hết các công ty nghiên cứu thị trường truyền thống thường sử dụng phương pháp CLT, trong đó họ sẽ tập hợp và gọi người đến một địa điểm đã được định sẵn để thử nghiệm sản phẩm, sau đó là hoàn thành một cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn. Mặc khác, với IHUT, công ty gửi sản phẩm đến nhà của người tiêu dùng và họ sẽ tự trải nghiệm sản phẩm mà không có bất kỳ sự phân tâm hay áp lực nào.
CLT có một số lợi ích nhất định – khi các bài nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành với sự quan sát của người điều hành; cho phép các thương hiệu định hướng nghiên cứu theo hành vi của người tiêu dùng.
Nếu sản phẩm của doanh nghiệp là một sản phẩm vệ sinh hoặc cần thời gian để tiêu thụ/ sử dụng (ví dụ: thử nghiệm sản phẩm cho dầu gội đầu có thể mất đến 7 ngày), phương pháp IHUT là lựa chọn phù hợp hơn. IHUT là phương pháp đem tới cảm giác thoải mái hơn cho người tiêu dùng khi thử nghiệm sản phẩm và cung cấp thông tin, đánh giá chi tiết và chính xác hơn cho doanh nghiệp vì người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm ở trong môi trường tự nhiên nhât của họ như nhà ở hoặc văn phòng làm việc.
Bước 3: Xác định mục tiêu nghiên cứu
Bước thứ ba là xác định mục tiêu. Trước khi tiếp tục, việc xác định mục tiêu rất quan trọng vì điều này ảnh hưởng tới bảng câu hỏi nghiên cứu. Có thể có một số lý do để doanh nghiệp cân nhắc tiến hành thử nghiệm sản phẩm:
Mục tiêu sản phẩm chưa đạt được
Sản phẩm chưa đáp ứng được mong đợi và có thể không đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Có thể có điều gì đó sai với sản phẩm, nhưng doanh nghiệp chưa xác định được. Đó có thể là hương vị, thiết kế bao bì, tên sản phẩm hoặc một vấn đề nào khác.
Phản hồi của khách hàng kém
Khách hàng trải nghiệm không tốt với sản phẩm của doanh nghiệp trên một tính năng cụ thể và đã chia sẻ những phản hồi này. Mặc dù sự tăng trưởng của thị trường vẫn tiếp tục, doanh nghiệp vẫn nên xem xét những phản hồi này của khách hàng để xác thực và điều chỉnh lại sản phẩm để tránh các rủi ro trong tương lai.
Phát triển sản phẩm mới
Doanh nghiệp đang phát triển một sản phẩm mới và trước khi sản xuất hàng loạt, điều cần thiết là phải thử nghiệm sản phẩm với đối tượng mục tiêu để đảm bảo rằng phản ứng tích cực đối với sản phẩm và không có sai lầm nào xảy ra liên quan đến hương vị, bao bì hoặc tính năng sản phẩm, v.v.
Phát triển tính năng mới
Doanh nghiệp có một sản phẩm thành công và đang phát triển thêm tính năng mới trên sản phẩm đó, vì vậy trước khi triển khai trực tiếp, việc thử nghiệm sản phẩm sẽ cho phép doanh nghiệp hiểu khách hàng hiện tại có phản ứng như thế nào với tính năng này.
Triển khai thử nghiệm sản phẩm
Khi đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đã được thiết lập và doanh nghiệp cũng đã lựa chọn được phương pháp nghiên cứu phù hợp, việc triển khai chương trình bắt đầu đi vào hoạt động.
Trước khi khách hàng bắt đầu sử dụng
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp quan sát những phản ứng ban đầu của người tiêu dùng đối với hình thức của sản phẩm như bao bì, mẫu mã, giao diện, v.v. Ở bước này, doanh nghiệp cần hỏi ý kiến phản hồi của người tiêu dùng về thiết kế bao bì, mùi của sản phẩm hay hình thức của sản phẩm. Đây là ấn tượng đầu tiên về sản phẩm của doanh nghiệp và cũng quan trọng như các bước sau.
Ví dụ:
Bạn nghĩ gì về hình thức bên ngoài của sản phẩm? (Đánh giá từ 1 – 5)
Bạn nghĩ gì về khẩu phần của sản phẩm? (Đánh giá từ 1 – 5)
Bạn nghĩ gì về mùi của sản phẩm? (Đánh giá từ 1 – 5)
Khi khách hàng thử sử dụng sản phẩm
Trong giai đoạn này, người tiêu dùng bắt đầu chuẩn bị hoặc sử dụng sản phẩm, doanh nghiệp cần quan sát cách thức mà họ chuẩn bị hoặc sử dụng sản phẩm mình, cũng như phản ứng với hương vị, mùi và khẩu phần. Đây là phần quan trọng nhất vì doanh nghiệp sẽ nhận được thông tin chi tiết về trải nghiệm sản phẩm sâu rộng nhất từ giai đoạn này.
Ví dụ:
Bạn đã sử dụng dụng cụ nhà bếp nào sau đây khi chuẩn bị sử dụng sản phẩm? (Câu hỏi nhiều đáp án lựa chọn)
Bạn đã thực hiện những hoạt động nào sau đây khi ăn/ mặc hoặc sử dụng sản phẩm? (Câu hỏi nhiều đáp án lựa chọn)
Quay video khi người tiêu dùng chuẩn bị/ sử dụng sản phẩm (Video)
Sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm
Trong giai đoạn này, người tiêu dùng sẽ đánh giá tổng thể sản phẩm và doanh nghiệp tìm hiểu các đánh giá tổng thể cũng như các tác động có thể ảnh hưởng tới trạng thái mua sắm của người tham gia.
Ví dụ:
Đánh giá chung về sản phẩm là gì? (đánh giá trên thang điểm 1 – 5)
Mức giá bạn sẵn sàng chi trả cho sản phẩm này? (đánh giá trên thang điểm 1 – 5)
Bạn có chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm mà bạn thường xuyên mua nhất không? (đánh giá trên thang điểm 1 – 5)
Bạn nghĩ sản phẩm này là của thương hiệu nào? (câu hỏi mở)
Dựa trên đặc điểm sản phẩm, doanh nghiệp có thể tự thiết kế bảng hỏi khảo sát. Nếu bao bì sản phẩm chưa được thiết kế, doanh nghiệp có thể bỏ qua câu hỏi về yếu tố này, và tiếp tục với ấn tượng ban đầu và trải nghiệm sản phẩm. Nếu doanh nghiệp chỉ muốn hiểu sự thay đổi hương vị với khẩu vị của người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể trực tiếp tham gia nghiên cứu bằng cách nhảy các biến khác.
Thực hiện thử nghiệm sản phẩm có phức tạp không?
Thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm không phức tạp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này cần thực hiện cẩn thận bởi nó sẽ ảnh hưởng đến mức độ thành công của sản phẩm. Do vậy, việc nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm với khách hàng phải được thực hiện một cách chỉnh chu và nghiêm túc.