Lý do nên kiểm nghiệm sản phẩm
Kiểm nghiệm/ phân tích/ thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi đưa ra thị trưởng là một trong những việc làm cần thiết để doanh nghiệp chứng minh với khách hàng, cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; Giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp phù hợp để điều chỉnh kịp thời nếu kết quả chưa đạt.
Điều 28 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định về “Điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường” như sau:
1. Người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất như sau:
a) Áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất phù hợp
với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
b) Công bố tiêu chuẩn áp dụng quy định tại Điều 23 của Luật này và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
c) Lựa chọn chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm thuộc nhóm 1.
d) Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm thuộc nhóm 2.
Quy định tại Điều 5 Nghị định 132/2008/NĐ-CP Kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất(Nghị định 132/2008/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa).
1. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất (sau đây gọi tắt là kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất) do cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành.
2. Căn cứ để cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
a) Hàng hóa xuất khẩu không phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 32 của Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa gây ảnh hưởng đến lợi ích và uy tín quốc gia,
b) Hàng hóa lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy
chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sự không phù hợp này có tính hệ thống, lặp lại.
3. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan
đến điều kiện của quá trình sản xuất và các biện pháp quản lý nhà nước về chất lượng sản
phẩm trong sản xuất
b) Kiểm tra việc thực hiện và kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn, thể hiện dấu hợp chuẩn,
dấu hợp quy và các tài liệu đi kèm sản phẩm cần kiểm tra,
c) Thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Việc kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm này được thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng sau khi thực hiện các nội dung quy định tại điểm a, b khoản này và được tiến hành thông qua việc thử nghiệm do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện.
4. Trong quá trình kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan kiểm tra có thể sử dụng chuyên gia, tổ chức đánh giá phù hợp để thực hiện việc đánh giá, thử nghiệm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chuyên gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá, thử nghiệm của mình.
Tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định: Căn cứ vào kế hoạch và diễn biến chất lượng hàng hóa trên thị trường, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trưởng theo các nội dung sau:
a) Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, ghi nhãn hàng hóa, việc thể hiện dấu hợp chuẩn, hợp quy và các tài liệu đi kèm hàng hóa cần kiểm tra; thông tin, cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của hàng hóa,
b) Sau khi kiểm tra các yêu cầu quy định tại điểm a khoản này hoặc xét thấy có dấu hiệu không bảo đảm chất lượng thì tiến hành thử nghiệm mẫu để kiểm tra sự phù hợp của hàng hóa với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá của mình.
Hiện nay, bên cạnh những cơ hội phát triển, việc hội nhập sâu rộng cũng mang đến nhiều thử thách đối với quản lý nhà nước, đặc biệt là vấn đề chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Làm thế nào để ngăn chặn các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng tràn vào Việt Nam, loại bỏ việc sản xuất và lưu thông các phẩm không đạt chuẩn trên thị trường? Đó là những thách thức đặt ra cho hoạt động thử nghiệm.
Để giải quyết vấn đề này, cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp cần nỗ lực nhiều hơn nữa, đầu tư thỏa đáng nhằm tăng cường năng lực thử nghiệm, để hoạt động này thể hiện được trọn vẹn vai trò phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay.