Kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm cần lên chỉ tiêu như thế nào
Kiểm nghiệm thực phẩm là khâu tiên quyết để công bố sản phẩm ra thị trường và là bước đầu để hoàn thành hồ sơ công bố thực phẩm theo quy định. Nhằm tối ưu các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm, giúp tiết kiệm chi phí cũng như cho ra kết quả chính xác phù hợp yêu cầu của Bộ Y tế. Liên hệ chúng tôi để sử dụng dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm hiệu quả nhất với mức phí hợp lý nhất từ ODI MORGAN.
Kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm cần lên chỉ tiêu như thế nào
Kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm là khâu tiên quyết để Công bố sản phẩm ra thị trường và là bước đầu để hoàn thành hồ sơ công bố thực phẩm theo quy định. Việc kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm nói chung đều cần phải tổng quan hết các tiêu chí và tùy vào mỗi phương pháp sản xuất cụ thể mà có thêm hoặc bớt các chỉ tiêu phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình lên chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm không phải doanh nghiệp nào cũng biết: cần kiểm những chỉ tiêu nào? kiểm nghiệm như thế nào? và kiểm nghiệm ở đâu? là phù hợp quy định nhà nước.
Bạn có biết, ngoài việc có nguồn nguyên liệu tốt, có quy trình sản xuất tối ưu thì cần thêm yếu tố nào để sản phẩm của mình được lưu hành một cách hợp pháp trên thị trường hay không? Đó là việc Kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm và công bố chất lượng sản phẩm. Ngay bây giờ, ODI MORGAN sẽ hướng dẫn bạn những thủ tục cần thiết để tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm theo đúng chỉ tiêu quy định.
Trường hợp đăng ký kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm
Kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm được thực hiện trong trường hợp:
- Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan
- Phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
- Việc kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định
Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải bảo đảm các yêu cầu:
- Khách quan, chính xác
- Tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật.
Những lợi ích của việc kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm
- Giúp đơn vị sản xuất có căn cứ để làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và thực hiện kế hoạch giám sát định kỳ hay nói cách khác là Kiểm nghiệm định kỳ (02 lần/ năm, đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng) được quy định tại Thông tư 19/2012/TT-BYT
- Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn và điều khiển sản xuất theo hướng đã định
- Phát hiện những bất thường, sai sót về sử dụng nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, thao tác để kịp thời tìm ra nguyên nhân mà điều chỉnh, khắc phục
- Giúp doanh nghiệp tìm ra phương pháp, công nghệ phù hợp, tối ưu hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm
- Nhằm đưa đến người tiêu dùng sản phẩm tốt, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
Cần tuân thủ điều gì khi kiểm nghiệm thực phẩm
Việc Kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm phải tuân theo Luật An toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành theo Nghị quyết số 51/2001/QH10. Để Công bố chất lượng sản phẩm: kết quả kiểm nghiệm phải đạt tiêu chuẩn VILAS 357 và tiêu chuẩn Quốc Tế Ilac-MRA (tức là phòng kiểm nghiệm phải đạt các tiêu chuẩn trên và có con dấu chính thức của các tiêu chuẩn đó khi ra giấy kết quả).
Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm
Xây dựng chỉ tiêu Kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm là công việc cần phải làm trước khi thực hiện hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm. Tuy nhiên, để xây dựng chỉ tiêu đối với từng sản phẩm cụ thể phải dựa trên cơ sở nào, luôn là vấn đề mà khá nhiều doanh nghiệp quan tâm. Đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) thì chỉ tiêu kiểm nghiệm được xây dựng dựa trên nguyên tắc:
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
Tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN) đối với từng sản phẩm cụ thể
Đối với những sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) thì chỉ tiêu kiểm nghiệm của các sản phẩm bắt buộc phải xây dựng theo QCVN tương ứng. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm cơ bản:
- Chỉ tiêu cảm quan (gồm trạng thái, màu sắc, mùi, vị…)
- Chỉ tiêu hóa lý, chất lượng
- Chỉ tiêu vi sinh vật
- Chỉ tiêu kim loại nặng
- Chỉ tiêu độc tố vi nấm hoặc các hóa chất gây ảnh hưởng.