Kiểm nghiệm sản phẩm – Hướng dẫn từ A-Z cho người mới lần đầu
Trong lĩnh vực thực phẩm, mỗi khi cho ra đời một sản phẩm mới đều phải tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm, công bố sản phẩm trước khi muốn đưa ra thị trường.
Nếu lần đầu bạn đem sản phẩm đi kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, bạn sẽ có rất nhiều thắc mắc, và nếu bạn chưa bao giờ thực hiện công việc này thì những chia sẻ dưới đây thực sự rất hữu ích và dễ hiểu dành cho bạn.
Mẫu chứng nhận Kiểm nghiệm sản phẩm
Kiểm nghiệm sản phẩm tại đâu?
Việc kiểm nghiệm được thực hiện tại những trung tâm kiểm nghiệm của Nhà nước hoặc tư nhân được Nhà nước cấp phép, cấp chứng nhận. Kiểm nghiệm tại đâu cũng đều tính phí dịch vụ kiểm nghiệm, tuy nó có khác nhau nhưng chênh lệch thì không nhiều. Lần đầu nên chọn những trung tâm nào ở gần nhất cho tiện.
Chuẩn bị khi đi kiểm nghiệm sản phẩm
Tất nhiên không thể thiếu đó là mẫu kiểm nghiệm. Ví dụ: bánh kẹo, mẫu nước trái cây, mẫu mẫu gạo ..… Các mẫu phải được đựng, chứa trong bao bì sạch, kín, tránh nhiễm các tạp chất, vi sinh.
Thông tin cung cấp khi đi kiểm nghiệm sản phẩm
Khi đến gửi mẫu kiểm nghiệm, cần điền đầy đủ các thông tin vào phiếu gửi mẫu. Bao gồm một số thông tin về người gửi, đơn vị gửi, tên mẫu ..… và quan trọng nhất chính là tên chỉ tiêu kiểm nghiệm.
Nếu bạn đem mẫu đi kiểm nghiệm và không biết mình đang muốn kiểm nghiệm những loại chỉ tiêu nào thì trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm nào cũng không kiểm được. Vậy phải làm thế nào? Cùng xem tiếp phần sau nhé!
Chỉ tiêu là gì? Và Căn cứ vào đâu để lên chỉ tiêu?
Chỉ tiêu nói một cách dễ hiểu là những thành phần có trong sản phẩm. Trong sản phẩm có rất nhiều các thành phần, tuy nhiên chỉ cần kiểm nghiệm/ xét nghiệm được trên dưới 10 chỉ tiêu thì có thể biết được chất lượng sản phẩm hoặc phục vụ được mục đích công bố chất lượng hay khác…
Căn cứ để lên chỉ tiêu: theo như Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng với từng nhóm sản phẩm đã được nhà nước quy định. Bạn có thể tra xem sản phẩm thuộc QCVN nào?
Cách thức lên chỉ tiêu: Bạn cần căn cứ vào sản phẩm kiểm nghiệm đó là sản phẩm gì, sau đó rà soát trong QCVN cần kiểm chứng những chỉ tiêu nào bắt buộc (tối thiểu) để được công bố rồi ghi lại.
Ví dụ: Đối với sản phẩm mì sợi, sau khi rà soát sẽ lên được những chỉ tiêu bắt buộc kiểm nghiệm như bên dưới:
Thời gian kiểm nghiệm sản phẩm là bao lâu?
Thông thường, khoảng 07 ngày (làm việc) các trung tâm sẽ thực hiện xong và trả kết quả. Trường hợp muốn kiểm nghiệm nhanh thì phải trả thêm chi phí.
==>> Bạn chỉ cần gửi mẫu và nhận kết quả. Mọi công việc từ việc lên chỉ tiêu, thủ tục, kiểm nghiệm hãy để chúng tôi lo.