Kiểm nghiệm sản phẩm

Kiểm nghiệm sản phẩm

Kiểm nghiệm sản phẩm là bước cần thiết để cho ra kết quả kiểm nghiệm phục vụ cho việc Công bố sản phẩm và kiểm tra sau công bố (kiểm nghiệm định kỳ). Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy rằng, để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đúng và đủ so với quy định thì không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt.

Hãy cùng ODI MORGAN tìm hiểu về kiểm nghiệm sản phẩm theo quy định pháp luật qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Kiểm nghiệm sản phẩm là gì?

Kiểm nghiệm sản phẩm (gọi cách khác là xét nghiệm) là công việc rất quan trọng và bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm của các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh thực phẩm sản phẩm.

Kiểm nghiệm sản phẩm nhằm đảm bảo tính chất lượng của của sản phẩm so với các quy chuẩn mà nhà nước đã ban hành về quy định an toàn thực phẩm cũng như quy chuẩn trong kỷ thuật sản xuất sản phẩm, thực phẩm.

Dựa vào các chỉ số an toàn thực phẩm sau khi kiểm nghiệm, doanh nghiệp sẽ đủ điều kiện để công bố trên thị trường cũng như tự tin trong quá trình hoạt động sản xuất.

Tại sao cần phải kiểm nghiệm sản phẩm?

Theo Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT ban hành ngày 19/02/2007 (quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm) thì kiểm nghiệm sản phẩm là việc làm không thể thiếu trong quá trình sản xuất cũng như trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Như vậy trước khi doanh nghiệp tiến hành công bố sản phẩm,nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm sản xuất trong nước đều phải tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm và định kỳ 06 tháng phải tiến hành kiểm nghiệm định kỳ theo quy định tại quyết định số 46/2007/QĐ – BYT trên.

Ngoài ra, theo như những kết quả kiểm nghiệm đã có sẽ giúp công ty, doanh nghiệp của bạn đủ tự tin cũng như đáp ứng được các yêu cầu của nhà nước và luật an toàn thực phẩm, bên cạnh đó cũng sẽ phát hiện ra những sai sót trong quy trình sản xuất chế biến sản phẩm, thực phẩm, từ đó hoàn thiện và phát triển biền vững, đảm bảo tính vệ sinh an toàn thực phẩm hơn. Mang lại sự hài lòng về sản phẩm cho người tiêu dùng.

Kiểm nghiệm sản phẩm ở đâu?

Các chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm dù biết kiểm nghiệm là thủ tục bắt buộc nhưng khi thực hiện lại gặp vướng mắc rất lớn đó là việc không biết kiểm nghiệm sản phẩm ở đâu.

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị thực hiện và cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm, có cả những cơ sở thuộc sự quản lý của các cơ quan đơn vị, cơ quan nhà nước và rất nhiều cơ sở tư nhân. Tuy

nhiên, muốn kết quả kiểm nghiệm được chính xác nhất, có giá trị và được mọi người công nhận thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nên lựa chọn các cơ sở kiểm nghiệm đã được Nhà nước công nhận, chỉ định hoặc được thừa nhận rộng rãi.

Tránh việc lựa chọn những đơn vị kiểm nghiệm không uy tín vì phải đối mặt với rủi ro đó là bị mất thời gian, công sức, tiền bạc mà kết quả kiểm nghiệm lại không được thừa nhận.

Mục đích kiểm nghiệm sản phẩm:

Kiểm nghiệm sản phẩm để tự công bố sản phẩm:

Kiểm nghiệm sản phẩm là thủ tục bắt buộc để các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản xuất sản phẩm công bố sản phẩm của mình đưa ra thị trường

Pháp định quy định rõ trong trình tự và hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm bao gồm:

– Về trình tự công bố, bước đầu tiên của trình tự công bố là đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Việc đánh giá này dựa trên việc tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm.

– Về hồ sơ kiểm nghiệm pháp luật quy định như sau: Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.

4.2 Kiểm nghiệm sản phẩm để phục vụ quản lý nhà nước sau khi công bố sản phẩm:

Sau khi sản phẩm được công bố ra thị trường vẫn phải tiến hành hoạt động kiểm nghiệm định kì nhằm phục vụ việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Pháp luật quy định về thủ tục kiểm nghiệm định kì như sau:

– Chế độ kiểm nghiệm định kỳ như sau:

01 lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương.

02 lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ nêu trên.

– Việc kiểm nghiệm mẫu sản phẩm định kỳ được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

– Các chỉ tiêu để kiểm nghiệm định kỳ là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.

– Kết quả kiểm nghiệm của các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ, kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được tổ chức, cá nhân sử dụng làm kết quả kiểm nghiệm định kỳ nếu đáp ứng đủ các yêu cầu.

Danh mục cần phải kiểm nghiệm thực phẩm

Nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm sản xuất trong nước đều phải tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm và định kỳ 6 tháng/lần (hoặc 12 tháng/lần đối với Doanh nghiệp có ISO, HACCP,..) phải tiến hành kiểm nghiệm định kỳ theo quy định tại số 46/2007/QĐ- BYT. Sau đây là những danh mục sản phẩm bạn cần phải tiến hành kiểm định thực phẩm

– Thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm:

Ngũ cốc, gạo, nông sản
Rau, củ, trái cây tươi, trái cây khô (gồm cả dạng cô đặc, dạng bột)

Thịt và các sản phẩm từ thịt

Các loại thảo mộc và gia vị

Thủy sản và các sản phẩm thủy sản

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Các loại thực phẩm đã chế biến và đóng gói

– Dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
– Nước, nước đá, nước uống thành phẩm, nước sinh hoạt, …
– Sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng,…

Khó khăn doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành xét nghiệm thực phẩm

Một sản phẩm tùy vào bản chất sẽ có những chỉ tiêu kiểm nghiệm khác nhau vì thế khi chưa nắm rõ nguyên tắc xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm hoặc chưa hiểu rõ quy định về Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) , doanh nghiệp dễ mắc phải những sai lầm:

Không rõ quy cách lấy mẫu bao nhiêu là đủ

Cách bảo quản mẫu sản phẩm kiểm nghiệm như thế nào là đúng

Xây dựng nhiều chỉ tiêu kiểm nghiệm không cần thiết (bởi tâm lý càng nhiều chỉ tiêu càng đúng, thừa còn hơn thiếu)

Thời gian kiểm nghiệm càng kéo dài

Chi phí kiểm nghiệm càng cao

Điều này cũng lặp lại khi thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm

Kết quả kiểm nghiệm ảnh hưởng đến các giấy tờ khác như công bố thực phẩm, nhập khẩu

=> Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi cũng như để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí, nếu chưa hiểu rõ hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc kiểm nghiệm thì phương án tốt nhất, hãy chọn cho mình một đơn vị dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm uy tín chuyên nghiệp. Doanh nghiệp bạn chỉ cần cung cấp mẫu sản phẩm kiểm nghiệm, mọi việc còn lại bên dịch vụ sẽ lo hết.

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CÔNG BỐ THỰC PHẨM:

– Căn cứ Điều 12, 13 – chương IV trong Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế quy định cơ quan tiếp nhận đăng ký và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trên địa bàn có thẩm quyền tổ chức kiểm tra việc thực hiện đúng pháp luật về an toàn thực phẩm, chế độ kiểm nghiệm định kỳ đối với các sản phẩm đã công bố.

– Do đó, sau khi doanh nghiệp của bạn hoàn thành các thủ tục công bố sản phẩm và được cấp Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; sẽ luôn chịu sự giám sát của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại địa phương về việc kiểm nghiệm định kỳ thông qua các cuộc thanh tra đột xuất tại cơ sở sản xuất, kinh doanh của bạn

Vì thế, nếu doanh nghiệp nào vẫn chưa thực hiện đúng quy định này khi thanh tra An toàn thực phẩm phát hiện; họ có thể sẽ xử phạt theo những quy định trong Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ cụ thể như sau:

Điều 21: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng ăn uống

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;
  2. b) Không thực hiện kiểm nghiệm nước định kỳ theo quy định;

Điều 26: Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. c) Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định;

Vậy tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ được quy định ra sao? Theo Thông tư 19/2012/TT-BYT của Bộ Y Tế nêu rõ 4 tiêu chí sau:

Chế độ kiểm nghiệm định kỳ như sau:

  1. a) 01 (một) lần/năm đối với sản phẩm của cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương.
  2. b) 02 (hai) lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ nêu trên.

Việc lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân hoặc tổ chức, cá nhân chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

Các chỉ tiêu để kiểm nghiệm định kỳ là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.

Kết quả kiểm nghiệm của các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ, kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được tổ chức, cá nhân sử dụng làm kết quả kiểm nghiệm định kỳ nếu đáp ứng yêu cầu tại Khoản 3 Điều này.

Quy trình kiểm nghiệm thực phẩm tại Luật Rong Ba:

– Tư vấn miễn phí về đặc tính sản phẩm, cách lấy mẫu kiểm nghiệm và bảo quản mẫu, khối lượng cần để kiểm nghiệm.

– Tiến hành lập chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với quy định An toàn thực phẩm và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng của Bộ y tế để xây dựng những chỉ tiêu phù hợp, chính xác đồng thời hạn chế chi phí tối đa cho doanh nghiệp.

– Đại diện doanh nghiệp gửi mẫu kiểm nghiệm.

– Nhận kết quả kiểm nghiệm và giao cho khách hàng. Kết quả kiểm nghiệm được chứng nhận ILAC, có giá trị trên toàn quốc và được sự chấp thuận của các cơ quan: Cục An toàn thực phẩm, Sở Y tế các tỉnh thành, Hải quan, Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… và các Chi cục trực thuộc.

– Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp: Mẫu sản phẩm

Trên đây là toàn bộ tư vấn của ODI MORGAN về kiểm nghiệm sản phẩm. Nếu như bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình tìm hiểu về kiểm nghiệm sản phẩm và những vấn đề pháp lý liên quan, hãy liên hệ ODI MORGAN để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên tư vấn các thủ tục pháp lý trọn gói, chất lượng, uy tín mà quý khách đang tìm kiếm.

 

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon