1. Giới thiệu về kiểm nghiệm nước
Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con người. Nước sạch giúp cho con người duy trì cuộc sống hàng ngày bởi con người sử dụng nước sạch để cung cấp cho các nhu cầu ăn uống, hoặc sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt như tắm rửa, giặt giũ, rửa rau, vo gạo… Để thỏa mãn các nhu cầu vệ sinh cá nhân và sinh hoạt, mỗi người cần tới khoảng 120 lít nước/ngày. Nước sạch không chỉ là trong, không màu, không mùi, không vị mà còn phải an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng. Nếu sử dụng nước không sạch thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, vì nước là môi trường trung gian chuyển tải các chất hóa học và các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được.
Ô nhiễm vi sinh vật trong nước
Các hóa chất thường gặp trong nước như các kim loại nặng, nitrit, nitrat, amoni, hóa chất bảo vệ thực vật, các sản phẩm dầu, mỡ và các hóa chất dùng trong công nghiệp… Nếu hàm lượng của các chất này trong nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây hại đối với sức khỏe từ các triệu chứng cấp tính đến bệnh mãn tính hoặc ung thư. Việc sử dụng nước bị nhiễm bẩn các yếu tố vi sinh vật cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh hoặc các vụ dịch đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Nước cũng như thực phẩm rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn E. Coli, Salmonella gây bệnh tiêu chảy, phẩy khuẩn tả gây bệnh tả…
Kiểm nghiệm nước đóng vai trò quan trọng nhằm kiểm soát chất lượng và an toàn của nước sinh hoạt, nước ăn uống. Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước như sau:
- QCVN 01-1:2018/BYT về chất lượng nước sạch sử dụng cho sinh hoạt
- QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống (hiệu lực đến 30/6/2021)
- QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt (hiệu lực đến 30/6/2021)
- QCVN 6-1:2010/BYT về nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai
2. Kiểm nghiệm nước tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia
Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia thực hiện kiểm nghiệm tất cả các chỉ tiêu được quy định theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nêu trên và các chỉ tiêu khác theo nhu cầu của khách hàng. Phần lớn các chỉ tiêu đều được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.
– Kiểm nghiệm vi sinh vật trong nước: Tất cả các chỉ tiêu vi sinh được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, bao gồm:
- Kiểm nghiệm Pseudomonas aeruginosa,
- Kiểm nghiệm E. coli,
- Kiểm nghiệm Coliform,
- Kiểm nghiệm vi khuẩn kỵ khí sinh H2S,
- Kiểm nghiệm liên cầu phân,
- Kiểm nghiệm Legionella,…
- Kiểm nghiệm tổng số vi sinh vật hiếu khí
- Kiểm nghiệm Salmonella
- Kiểm nghiệm S. aureus
- Kiểm nghiệm ký sinh trùng
- Kiểm nghiệm các vi sinh vật gây bênh khác trong nước: virus, các vi khuẩn gây bệnh khác
– Kiểm nghiệm các chỉ tiêu cảm quan, vật lý: Màu sắc, mùi vị, độ đục, pH …
– Kiểm nghiệm kim loại trong nước: Tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng độc hại như chì, arsenic, cadmi, thủy ngân, antimon… và các chỉ tiêu kim loại, khoáng chất khác.
– Kiểm nghiệm các chỉ tiêu vô cơ khác: Ví dụ nitrat, nitrit, sulfate, clo dư, độ cứng, amoni…
– Kiểm nghiệm các chỉ tiêu hữu cơ:
- Các hydrocarbon mạch thẳng và dẫn xuất
- Các hydrocarbon thơm và dẫn xuất
- Hóa chất bảo vệ thực vật
- Hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ …
– Trang thiết bị: Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã trang bị các thiết bị hiện đại và đồng bộ: hệ thống định danh vi sinh vật bằng kỹ thuật MALDI-TOF, kính hiển vi nghiên cứu đa năng, các hệ thống PCR và RT-PCR, hệ thống lọc nước, quang phổ phát xạ plasma cao tần cảm ứng (ICP-OES, ICP-MS), sắc ký khí (GC-FID/ECD, GC-MS/MS), sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS/MS) và nhiều trang thiết bị chuyên sâu khác phục vụ nghiên cứu, kiểm nghiệm chất lượng nước.
– Nền mẫu kiểm nghiệm: Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia thực hiện kiểm nghiệm tất cả các mẫu nước phục vụ cho các mục đích khác nhau