Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm dầu ăn

Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm dầu ăn

Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm dầu ăn

  1. Tại sao phải kiểm nghiệm dầu ăn

Dầu ăn là từ dùng để chỉ chung một loại hợp chất được tinh lọc từ thực vật hoặc động vật, tồn tại ở thể lỏng trong môi trường bình thường. Dầu ăn có thể được điều chế từ rất nhiều loại nguyên liệu như: dầu ô liu, dầu cọ, dầu nành, dầu canola, dầu hạt bí ngô, dầu bắp, dầu hạt hướng dương, dầu cây rum, dầu lạc, dầu hạt nho, dầu vừng, dầu argan, dầu cám gạo và các loại đầu có nguồn gốc động vật như mỡ lợn/heo, bơ sữa bò trâu…

Các doanh nghiệm khi muốn kinh doanh sản phẩm dầu ăn ra thị trường phải tiến hành kiểm nghiệm dầu ăn để có căn cứ đánh giá và cấp chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng dầu ăn để phục vụ công tác quản lý và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Do đó, kiểm nghiệm dầu ăn không chỉ là tiêu chí đánh giá chất lượng mà còn là điều kiện bắt buộc để tiến hành làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng của các doanh nghiệp.

  1. Các quy định về kiểm nghiệm dầu ăn trên thị trường hiện nay

Hiện nay, các chỉ tiêu kiểm nghiệm dầu ăn sẽ dựa vào 5 quy định sau:

  • Quyết định số 46/2007/QĐ-BYTngày 19/12/2007 Về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm;
  • QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
  • QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
  • QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 7597:2013 cho các loại dầu thực vật.
  1. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm dầu ăn

Việc kiểm nghiệm dầu ăn sẽ được xây dựng trên các chỉ tiêu sau:

Kiểm nghiệm dầu ăn đối với chỉ tiêu cảm quan

Kiểm nghiệm dầu ăn đối với chỉ tiêu hóa lý

Kiểm nghiệm dầu ăn đối với chỉ tiêu kim loại nặng

Kiểm nghiệm dầu ăn đối với chỉ tiêu vi sinh vật

Kiểm nghiệm dầu ăn đối với mức độ ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trong dầu ăn

Từ những tiêu kiểm ngiệm dầu ăn kể trên. tuỳ vào mục đích kiểm nghiệm như kiểm tra chất lượng, kiểm nghiệm định kỳ, kiểm nghiệm để làm thủ tục công bố chất lượng sản phẩm….doanh nghiệp có thể bổ sung hoặc giảm bớt các chỉ tiêu nhằm tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo theo đúng quy định sản phẩm do Bộ Y Tế đặt ra.

Quý doanh nghiệp cần chuẩn bị:

– Mẫu sản phẩm (tùy loại sản phẩm sẽ có số lượng mẫu cụ thể)

– Cung cấp thông tin như: Tên sản phẩm, Tên và địa chỉ của đơn vị đứng ra kiểm nghiệm.

Nguyên tắc và quy trình kiểm nghiệm:

– Nơi kiểm nghiệm: Các cá nhân, tổ chức kinh doanh được chọn các đơn vị kiểm nghiệm đã được nhà nước công nhận.

– Chỉ tiêu kiểm nghiệm: Là các chỉ tiêu chất lượng an toàn đối với từng sản phẩm hoặc các chỉ tiêu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về   sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành.

– Nhận kết quả kiểm nghiệm đạt chuẩn tại trung tâm.

 

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon