Kiểm nghiệm sản phẩm sữa đậu nành
Sản phẩm nước uống đậu nành là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng đặc biệt là vào mùa hè có tác dụng giải khát rất tốt và bổ sung thức uống dinh dưỡng cho cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành cũng bổ dưỡng gần bằng sữa bò tươi.Hiện nay, sản phẩm sữa đậu nành được nhập khẩu và sản xuất trong nước rất đa dạng và nhiều thương hiệu khác nhau.
Theo quy định pháp luật hiện hành về công bố thực phẩm thì một sản phẩm thức uống thông thường muốn bán tại Việt Nam cần làm thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu theo quy chuẩn đồ uống không cồn.
Ngoài việc tạo dựng hương vị riêng cho sản phẩm thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những yêu cầu bắt bược đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Một trong nhưng giải pháp hữu hiệu để kiểm tra chất lượng công bố sản phẩm đó là công tác kiểm nghiệm.
Chỉ tiêu cảm quan
Màu sắc: trắng ngà, đục
Trạng thái: đồng nhất, không phân lớp
Mùi: thơm mùi đậu nành đặc trưng, không có mùi lạ
Vị: béo ngậy, ngọt mát, không có vị lạ
Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu
STT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Mức công bố |
1. | Hàm lượng Đạm | g/190ml | … |
2. | Hàm lượng Chất béo | g/190ml | … |
3. | Hàm lượng Carbohydrate | g/190ml | … |
4. | Hàm lượng Natri (Na) | mg/ml | … |
Chỉ tiêu vi sinh vật
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Giới hạn tối đa |
1. | TSVSVHK | CFU/ml | 100 |
2. | Coliforms | CFU/ml | 10 |
3. | E.coli | CFU/ml | 0 |
4. | C. Perfringens | CFU/ml | 0 |
5. | S.aureus | CFU/ml | 0 |
6. | P.aeruginosa | CFU/ml | 0 |
7. | Tổng số bào tử nấm men, mốc | CFU/ml | 10 |
8. | Streptococcus faecal | MPN/ml | 0 |
Hàm lượng kim loại nặng
Chì (Pb): giới hạn tối đa 0,05 mg/l
Hàm lượng chất không mong muốn
- Aflatoxin tổng: giới hạn tối đa 0,5 mg/l
- Ochratoxin A: giới hạn tối đa 3 mg/l
Sản phẩm được kiểm nghiệm căn cứ vào thành phần giá trị dinh dưỡng và Quy chuẩn Việt Nam về đồ uống không cồn. Những sản phẩm thuộc quy chuẩn về đồ uống không cồn thực hiện công bố hợp quy sản phẩm còn những sản phẩm không thuộc quy chuẩn công bố theo thủ tục công bố thực phẩm thường.
Tùy vào từng sản phẩm và mục đích kiểm nghiệm (công bố chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng định kỳ) . Với đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sẽ giúp các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lên chỉ tiêu nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng vẫn phù hợp với quy định của Bộ Y Tế.
Các điều cần lưu ý
- Các dụng cụ lấy và chứa mẫu phải:
- Không làm nhiễm bẩn và ảnh hưởng đến mẫu khi lấy và bảo quản
- Phù hợp cho mỗi đối tượng mẫu và lấy được mẫu đúng thực tế
- Không có tương tác với các chất mẫu khi lấy, chuyên chở và bảo quản
Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 quy định rõ có yêu cầu kiểm nghiệm, nhưng khi thực hiện doanh nghiệp vẫn còn có khó khăn như:
- Chỉ tiêu kiểm nghiệm nhiều thì thời gian kéo dài, chi phí kéo theo cao
- Những sản phẩm chưa có quy chuẩn thì cần tìm hiểu rõ đặc tính sản phẩm để xây dựng chỉ tiêu cho phù hợp.
- Quy cách lấy mẫu, bảo quản mẫu nếu không làm đúng kết quả kiểm định không chính xác….. mất thời gian, chi phí ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh….