KỸ SƯ QA LÀ LÀM GÌ ? MÔ TẢ CÔNG VIỆC QA/QC
Bạn là nhân viên trong nhà máy thường nghe thấy cụm từ QA – QC khá nhiều tuy nhiên không hiểu chúng là gì. Đây đều là những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất. ODI MORGAN sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời trong bài viết chia sẻ sau đây.
Trên thực tế, nhiều người thường nhầm lẫn, không phân biệt được rõ ràng đâu là QA và đâu là QC. Không chỉ giải thích cụ thể QA là gì? QC là gì? QA/QC là viết tắt của từ gì?
1. QA là gì
QA là viết tắt của Quality Assurance – Đảm bảo chất lượng. Đây là từ chỉ người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc xây dựng quy trình, hệ thống sản xuất của một doanh nghiệp theo chuẩn mực. Hiểu một cách đơn giản, để tạo ra một sản phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn, QA là người chịu trách nhiệm đảm bảo quy trình sản xuất trong các nhà máy, doanh nghiệp.
2. QC là gì
QC là viết tắt của Quality Control – Kiểm soát chất lượng. Đây là một trong những khâu rất quan trọng và được tiến hành xen kẽ trong các công đoạn sản xuất. Với nghĩa đó, QC dùng để chỉ người chịu trách nhiệm thực hiện công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. Cụ thể hơn là giám sát từng công đoạn trong quy trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm được sản xuất ra đạt chất lượng theo đúng yêu cầu của khách hàng. Nhân viên QC thường được chia thành 3 vị trí tương ứng với 3 giai đoạn chính trong sản xuất
• Nhân viên kiễm soát chất lượng đầu vào (IQC)
• Nhân viên kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất (PQC)
Nhân viên kiễm soát chất lượng đầu ra (OQC).
Mô tả công việc của QA/QC
1.Công việc của QA
• Đề xuất quy trình phát triển của sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng dự án
• Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng cho doanh nghiệp, bao gồm: sỗ tay chất lượng, quy trình hệ thống chất lượng, các quy trình – hướng dẫn công việc cụ thể, các biểu mẫu quản lý chất lượng.
• Đánh giá, phân tích quy trình sản xuất sản phẩm đảm bảo đúng quy trình mà QA đã đề ra.
• Giám sát, kiểm tra, nhắc nhở đội ngũ nhân viên tuân thủ theo quy trình làm việc đã đưa ra, phát hiện các lỗi sai trong quy trình và có biện pháp xử lý kịp thời. Thực hiện kiễm duyệt lần cuối đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng đúng như cam kết trước khi bàn giao cho khách hàng
• Cải tiến, điều chỉnh, thay đổi quy trình sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn.
2.Công việc của QC
Với nhân viên IQC:
• Kiểm tra số lượng, chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.
• Theo dõi tình hình chất lượng nguyên vật liệu trong quá trình sử dụng.
• Nắm rõ mức độ và tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng thì phải trao đổi lại với nhà cung cấp, thay đổi nhà cung cấp nếu vấn đề không được giải quyết.
• Tham gia vào phát triển sản phẩm mới và sản xuất hàng mẫu.
Với nhân viên PQC:
• Thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm theo kế hoạch mà QA đề xuất.
• Giám sát các công đoạn sản xuất sản phẩm đảm bảo tuân thủ theo đúng quy trình.
• Nếu phát hiện lỗi sai phải có biện pháp xử lý kịp thời.
• Tham gia vào phát triển sản phẩm mới và sản xuất hàng mẫu.
Với nhân viên OQC
• Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm.
• Trực tiếp kiểm tra và xác nhận sản phẩm đạt yêu cầu của khách hàng.
• Với những sản phẩm lỗi cần phân loại và yêu cầu PQC sửa chữa.
Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm và truyền đạt lại cho PQC để khắc phục.
Các kỹ năng QA/QC cần có
1. QA cần kỹ năng gì?
• Nắm chắc các kiến thức nền tảng về xây dựng tiêu chuẩn quản lý chất lượng (tiêu chuẩn ASME, tiêu chuẩn ISO…)
• Có khả năng sắp xếp, tổ chức công việc một cách logic và có hệ thống
• Kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe để lấy ý kiến khách hàng, thu thập thông tin sản phẩm, phân công nhiệm vụ cho các bộ phận
Kỹ năng xử lý tình huống tốt để không làm gián đoạn quy trình sản xuất khi có sự cố phát sinh
Tỉ mỉ, cẩn thận để xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng chính xác và hợp lý
- QC cần kỹ năng gì?
• Am hiểu các sản phẩm của doanh nghiệp
• Hiểu rõ quy trình sản xuất sản phẩm
• Kỹ năng quản lý người lao động tốt để điều phối nhân sự hợp lý, đảm bảo sản xuất đúng tiến độ
• Kỹ năng giám sát tốt để kịp thời phát hiện ra lỗi sai trong quy trình
• Linh hoạt trong việc xử lý các sự cố phát sinh
Giao tiếp tốt để có thể truyền đạt các yêu cầu một cách dễ hiểu và hiệu quả tới công nhân