TƯ VẤN VỀ CHỨNG NHẬN RBA

TƯ VẤN – TÌM HIỂU VỀ CHỨNG NHẬN RBA TỪ A-Z

ODIMORGAN TƯ VẤN VỀ CHỨNG NHẬN RBA

1. Giới thiệu chứng nhận RBA

– EICC ( Electronic Industry Citizenship Coalition) là tên của Liên minh Doanh nghiệp Công nghiệp Điện tử được thành lập vào năm 2004.

– Tổ chức EICC tập hợp những công ty hàng đầu trên thế giới trong ngành điện tử. Nhằm tăng cường tuân thủ trách nhiệm xã hội, đạo đức và cải thiện môi trường chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu.

– Tiêu chuẩn EICC được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với điều kiện làm việc trong ngành điện tử. Tổ chức này đảm bảo an toàn, công bằng, tôn trọng người lao đông, các hoạt động thương mại diễn ra có đạo đức và có trách nhiệm với môi trường.

– Tháng 10/2017, EICC đổi tên thành RBA.

– RBA ( Responsible Business Alliance) là Liên minh Doanh nghiệp có trách nhiệm, trước đây là EICC.

Bộ quy tắc ứng của RBA đưa ra các tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo rằng:

  • Điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử.
  • Người lao động được đối xử tôn trọng và nhân phẩm.
  • Quy trình sản xuất có trách nhiệm với môi trường.
  • Việc tuân thủ các nguyên tắc này hứa hẹn là một lợi thế khác biệt cho công ty so với các đối thủ cạnh tranh.

2. Đối tượng cần áp dụng chứng nhận RBA

– Các công ty sản xuất linh kiện điện tử.

– Công ty thuộc lĩnh vực ô tô.

– Công ty sản xuất đồ chơi.

– Công ty thiết bị viễn thông.

– Đơn vị cung cấp nguyên vật liệu cho các công ty sản xuất điện tử.

– Đơn vị phân phối bán lẻ thiết bị điện tử.

– Các ngành công nghiệp chuyên chế tạo về điện tử.

3. Điều kiện áp dụng của RBA

  • Về lãnh đạo doanh nghiệp: Lãnh đạo doanh nghiệp phải cam kết tuân thủ chặt chẽ trong việc thực hiện chính sách RBA theo các nội dung của bộ quy tắc ứng xử ngành điện tử và tuân thủ áp dụng tiêu chuẩn RBA.
  • Về yếu tố con người: Huy động và khuyến khích sự tham gia tích cực của nhân viên trong doanh nghiệp. Điều này giữ vai trò quyết định trong việc áp dụng tiêu chuẩn RBA. Vậy nên, công ty cần cung cấp các khóa đào tạo và trang bị kiến thưc RBA cho các thành viên của mình. Để đảm bảo sự hiểu biết đầy đủ và chính sách về tiêu chuẩn RBA.
  • Về công nghệ thiết bị: Doanh nghiệp cần trang bị thiết bị công nghệ – một trong những điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp tuân thủ tiêu chuẩn RBA dễ dàng hơn. Mặc dù chứng nhận RBA áp dụng cho mọi doanh nghiệp trong ngành công nghiệp điện tử, nhưng nếu doanh nghiệp sở hữu thiết bị công nghệ càng hiện đại thì việc áp dụng RBA càng trở nên nhanh chóng và đơn giản.
  • Về chuyên gia tư vấn: Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với mức độ thành công của kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn RBA tại các doanh nghiệp. Những chuyên gia tư vấn có khả năng và kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bộ quy tắc ứng xử. Bên cạnh đó có kế hoạch áp dụng phù hợp với bối cảnh của tổ chức.

4. Quy trình tư vấn RBA

B1- Khởi động dự án

  • Đầu tiên, Odi Morgan sẽ hỗ trợ khách hàng lập ban RBA. Quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng vị trí trong ban.
  • Sau khi đã thành lập ban RBA, khách hàng sẽ tổ chức 1 buổi họp khởi động dự án. Giới thiệu các thành viên trong ban RBA với tư vấn, thiết lập các kênh thông tin để triển khai dự án.

B2- Khảo sát

  • Odi Morgan tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của nhà máy theo các yêu cầu tuân thủ của RBA.
  • Chuyên gia tư vấn của chúng tôi sẽ tổng hợp và đưa ra báo cáo đánh giá thực trạng hệ thống quản lý trách nhiệm xã hôi theo RBA của doanh nghiệp. Mô hình hóa hệ thống quản lý, đưa ra các khuyến nghị cần cải tiến và danh mục tài liệu cần thiết lập. Lập kế hoạch triển khai dự án.

B3- Đào tạo nhận thức và diễn giải các yêu cầu của RBA

B4- Thiết lập hệ thống tài liệu

  • Các tài liệu / hồ sơ cần thiết lập sẽ bao gồm các nhóm sau:

– Nhóm tài liệu về Lao động (hạng mục A).

– Nhóm tài liệu về an toàn sức khỏe nghề nghiệp (hạng mục B).

– Nhóm tài liệu về môi trường (hạng mục C).

– Nhóm tài liệu về đạo đức kinh doanh (hạng mục D).

– Nhóm các tài liệu về hệ thống quản lý (hạng mục E).

B5 – Áp dụng hệ thống quản lý TNXH theo RBA

– Triển khai các quá trình quản lý TNXH theo RBA đã hoạch định.

– Đào tạo về các hạng mục tuân thủ Hệ thống quản lý về TNXH theo RBA cho toàn bộ nhân viên trong công ty. (các chính sách, quy trình, thực hành tốt…về tuân thủ TNXH).

Truyền thông:

– Các nội dung liên quan đến lao động, quyền con người.

– Các chế độ chính sách của công ty về thời gian làm việc, lao động trẻ em, thù lao, môi trường làm việc…

– Các kênh góp ý, khiếu nại.

– Các hoạt động của công đoàn.

– Các thành tích đạt được trong hoạt động sản xuất và tuân thủ trách nhiệm xã hội.

– Các hoạt động xã hội như các chương trình từ thiện, hỗ trợ người nghèo…

– Hoạt động thể dục thể thao, hoạt động nhóm.

B6 – Đánh giá tuân thủ

– Đào tạo về đánh giá tuân thủ VAP (Validated Audit Proccess).

– Thực hiện đánh giá hệ thống theo hướng dẫn của RBA. Các hoạt động đánh giá tập trung vào các điểm mấu chốt của tiêu chuẩn bao gồm:

  • Tuân thủ về lao động, môi trường, an toàn sức khỏe nghề nghiệp, đạo đức trong kinh doanh.
  • Báo cáo đánh giá được lập đi kèm với các yêu cầu hành động khắc phục cho các lỗi được phát hiện trong quá trình đánh giá.

– Thực hiện hành động khắc phục:

  • Mỗi phiếu yêu cầu hành động khắc phục sẽ được ban RBA xem xét và tiến hành các hành động cụ thể. Nhằm để thực hiện khắc phục các điểm không phù hợp.
  • Các báo cáo về hành động khắc phục được đưa ra sau khi hoàn thiện việc thực thi các hành động khắc phục.

B7 – Xem xét của lãnh đạo về hiệu lực và hiệu quả của HTQL TNXH theo RBA

Sau khi hoàn tất việc thiết lập và áp dụng hệ thống, Ban RBA thực hiện việc xem xét của lãnh đạo về tính hiệu lực và hiệu quả của Hệ thống quản lý TNXH theo RBA. Các quyết định của lãnh đạo sẽ được ghi nhận trong Báo cáo xem xét của lãnh đạo và được thực hiện.

B8 – Đánh giá của khách hàng/bên thứ 3 và HĐKP

Tùy theo dự án sẽ có đánh giá tuân thủ của khách hàng hoặc đánh giá chứng nhận của bên thứ 3 cho Hệ thống quản lý TNXH theo RBA. Sau khi đánh giá, công ty sẽ có thời gian khắc phục là 30 ~ 60 ngày để đóng các điểm không phù hợp. ITVC Toàn Cầu sẽ hỗ trợ công ty trong hoạt động đóng phiếu CAR.

B9 – Duy trì tuân thủ các yêu cầu của RBA trong toàn hệ thống

Sau khi hoàn tất việc thiết lập và áp dụng Hệ thống quản lý TNXH theo RBA, Ban RBA phải tiến hành các hoạt động kiểm tra sự tuân thủ thường xuyên, nhằm duy trì hiệu lực của hệ thống trong toàn doanh nghiệp.

5. Lợi ích khi áp dụng bộ quy tắc ứng xử RBA

  1. Giúp doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc theo  hướng an toàn, khoa học và hiện đại.
  2. Hạn chế những rủi ro, thiệt hại cho người lao động trong quá trình làm việc.
  3. Kiểm soát và giảm bớt những cuộc kiểm tra, đánh giá trùng lặp.
  4. Nhân viên của doanh nghiệp sẽ được tham gia vào các khóa đào tạo trực tiếp và trực tuyến của tiêu chuẩn RBA bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
  5. Gia tăng cơ hội học hỏi và nâng cao kinh nghiệm từ các chuyên gia tư vấn và các công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện tử.
  6. Giảm chi phí, và cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp.
  7. Nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và các bên quan tâm.
  8. Mở rộng cơ hội canh tranh và phát triển cho doanh nghiệp.

 

Tìm hiểu về chứng nhận FDA 

Hệ thống quản lí ISO 9001

Tìm hiểu chung về công ty Odimorgan VN tập đoàn Origo group

Hệ thống quản lí môi trường ISO 14001

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon