So sánh ISO 22000 VÀ HACCP
1. Sự tương đồng giữa HACCP và ISO 22000
- Mục đích sử dụng: đều giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt các mối nguy từ khâu sản xuất đến thành phẩm cuối cùng. Đảm bảo cho người tiêu dùng được sử dụng những thuwckj phẩm chất lượng, an toàn cho sức khỏe
- Miễn giảm thủ tục: cả hai chứng nhận này đều có thể thay thế giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm
- Nguyên tắc áp dụng: Đều dựa trên 7 nguyên tác về kiểm soát các mối nguy cơ trong quá trình sản xuất thực phẩm được ban CODEX quy định
- Phương pháp thực hiện: việc áp dụng chứng nhận HACCP và ISO 22000 bắt bược phải có các điều kiện và các chương trình tiên quyết. đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ, dọn dẹp và vệ sinh, sự bảo trì, đánh giá nhà cung cấp, kiểm soát hóa chất … giúp hạn chế tối đa các mối nguy hại có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Thời gian hiệu lực: trong vòng 3 năm.
2. Sự khác biệt giữa ISO 22000 và HACCP
ISO 22000 |
HACCP |
– Các khái niệm an toàn thực phẩm được tổ chức theo một thứ tự hợp lý:
+ Các chương trình tiên quyết hoạt động ( oPRPs) + Các điều kiện tiên quyết (PRP) + Các biện pháp được áp dụng tại điểm kiểm soát giới hạn ( CCP)
|
– Sử dụng khái niệm về an toàn thực phẩm truyền thống chia các biện pháp kiểm soát thành 2 nhóm:
+ Các điều kiện tiên quyết ( PRP) + các biện pháp đươc áp dụng tại các điểm kiếm soát giới hạn (CCP) |
ISO 22000 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm | HACCP là hệ thống an toàn thực phẩm |
– Được phát triển và ban hành bởi tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.
– Có hiệu lực trên toàn cầu |
Được hình thành bởi công ty Pillsbury. |
– Phân tích và quản lý tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự an toàn thực phẩm | – Tập chung chủ yếu vào việc phân tích các mối nguy hại |
– Tiếp cận dựa trên chu trình PDCA
|
– Tiếp cận dựa trên các mối nguy về an toàn thực phẩm |
Kết luận : HACCP là một công cụ quản lý rủi ro nhằm ngăn chặn các mối nguy về an toàn thực phẩm ngay từ đầu. ISO 22000 kết hợp các nguyên tắc và quy định HACCP. Tuy nhiên, nó được chuyển thành một khuôn khổ rộng hơn nhiều để có thể được sử dụng như một hệ thống quản lý cho phép cải tiến hiệu suất liên tục trong quá trình sản xuất và an toàn thực phẩm.