SO SÁNH GIỮA TIÊU CHUẨN ISO 9001 VÀ ISO 22000

SO SÁNH GIỮA TIÊU CHUẨN ISO 9001 VÀ ISO 22000

Tại nội dung này, ODI MORGAN sẽ so sánh và chỉ ra những điểm khác nhau giữa chứng nhận ISO 9001:2015 và chứng nhận ISO 22000:2018.

Giấy chứng nhận ISO là gì?

                                              ISO 9001 ISO 22000
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 bao gồm các yêu cầu về quy trình thực hiện & cách thức vận hành nhằm mang đến hiệu quả trong hoạt động, sản xuất kinh doanh Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 bao gồm các yêu cầu về khả năng kiểm soát an toàn thực phẩm

 

Đối tượng, ngành nghề cần áp dụng tiêu chuẩn ISO

ISO 9001 ISO 22000
Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực cung ứng thực phẩm, dịch vụ ăn uống như nhà hàng, khách sạn… dưới hình thức trực tiếp hoặc trung gian

Chi tiết hơn về đối tượng cần được chứng nhận ISO 22000, bạn có thể xem tại bài viết:

Các đối tượng cần được chứng nhận ISO 22000

Mục đích xin giấy chứng nhận ISO

Khi đạt tiêu chuẩn ISO nói chung, đơn vị, tổ chức sẽ được khá nhiều quyền lợi – đây cũng được xem là mục đích để các đơn vị, tổ chức xin chứng chỉ ISO. Về cơ bản, mỗi loại ISO sẽ có những quyền lợi riêng, ngoài các quyền lợi chung như:

>> Tăng lòng tin khách hàng;

>> Tạo cơ hội xuất khẩu thế giới;

>> Hỗ trợ truyền thông, quảng cáo;

>> Khẳng định và nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường;

>> Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ chưa được công nhận tiêu chuẩn ISO.

ISO 9001 ISO 22000
  1. Giảm chi phí hoạt động, vận hành
  2. Tăng lợi nhuận nhờ sử dụng chi phí & nguồn lực hợp lý
  3. Khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ với khách hàng
  4. Nâng cao tinh thần trách nhiệm & xác định rõ ràng nghĩa vụ mỗi nhân viên
  5. Góp phần cải thiện hệ thống, quy trình & bộ máy sản xuất
  6. Nền tảng để kết hợp với các tiêu chuẩn ISO khác nhau
  7. Điều kiện để có thể tham gia đấu thầu các lĩnh vực công
  1. Giảm chi phí thu hồi, tiêu hủy
  2. Kiểm soát mối nguy về an toàn thực phẩm trong quy trình sản xuất, cung ứng
  3. Miễn giấy phép ATVSTP & các đợt kiểm tra, thanh tra ATVSTP

 

Các loại ISO

ISO 9001 ISO 22000
Các phiên bản cũ, bao gồm:

  1. ISO 9001:1987
  2. ISO 9001:1994
  3. ISO 9001:2000
  4. ISO 9001:2008

ISO 9001 phiên bản mới nhất – ISO 9001:2015

Phiên bản cũ – ISO 22000:2005

ISO 22000 phiên bản mới nhất – ISO 22000:2018

 

Chu kỳ giám sát

Mặc dù cả chứng nhận ISO 9001 và chứng nhận ISO 22000 đều có hiệu lực sử dụng trong 3 năm. Tuy nhiên trong 3 năm đó, tùy vào chứng nhận ISO và tổ chức cấp chứng nhận ISO mà chu kỳ giám sát sẽ khác nhau.

ISO 9001 ISO 22000
6 tháng – 9 tháng – 12 tháng Tối thiểu 12 tháng/lần

 

NÊN XIN CHỨNG NHẬN ISO 9001 HAY CHỨNG NHẬN ISO 22000?

Qua các hạng mục so sánh, có thể thấy rằng, ISO 9001 là tiêu chuẩn chung, mang tính tổng quan cho mọi lĩnh vực, ngành nghề. Trong khi đó, ISO 22000 chỉ tập trung về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vậy, đối với các doanh nghiệp kinh doanh cung ứng thực phẩm, nên đăng ký chứng nhận ISO 9001 hay ISO 22000? Anpha sẽ đưa ra 3 trường hợp để bạn có cái nhìn rõ ràng nhất.

Trường hợp 1 – Chỉ đăng ký chứng nhận ISO 22000

Hầu hết, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống nói chung đều chỉ quan tâm đến việc đăng ký giấy chứng nhận ISO 22000. Bởi, với chứng chỉ ISO 22000, doanh nghiệp không chỉ được miễn giấy phép VSATTP mà còn được miễn, giảm các đợt kiểm tra, thanh tra về VSATTP cũng như là cách để doanh nghiệp khẳng định đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề thực phẩm. Ngoài ra, với một số lĩnh vực, ngành nghề như sản xuất rượu thì ISO 22000 sẽ giúp đơn giản hóa các quy trình, thủ tục xét duyệt hồ sơ, cơ sở kinh doanh.

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp chỉ áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đồng nghĩa với các vấn đề cơ bản sau:

  1. Giảm khả năng cạnh tranh so với đối thủ;
  2. Không đáp ứng được các yêu cầu từ phía khách hàng;
  3. Không đáp ứng được các yêu cầu về hệ thống quản lý và vận hành;
  4. Giảm hiệu quả trong quá trình sản xuất, vận hành, quản lý, kinh doanh…

Trường hợp 2 – Chỉ đăng ký chứng nhận ISO 9001

Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cung ứng thực phẩm, 1 trong những điều kiện để kinh doanh ngành nghề là phải được cấp giấy chứng nhận VSATTP hoặc giấy chứng nhận ISO 22000. Vậy nên, nếu doanh nghiệp chỉ đăng ký chứng nhận ISO 9001 thì không đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh ngành nghề.

Trường hợp 3 – Đăng ký chứng nhận ISO 22000 và chứng nhận ISO 9001

Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiền đề để triển khai ISO 22000. Nói cách khác, để kiểm soát toàn diện vấn đề an toàn thực phẩm thì quy trình sản xuất, hệ thống quản lý… góp phần không nhỏ.

Vậy nên, áp dụng đồng thời tiêu chuẩn ISO 22000 và tiêu chuẩn ISO 9001 vừa giúp doanh nghiệp cải thiện các trở ngại trong hệ thống quản lý, vừa đảm bảo tối đa về an toàn thực phẩm.

 

 

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon