Giới thiệu về đánh giá quá trình theo VDA 6.3 (VDA 6.3 process audit)
VDA 6.3 là gì?
VDA là viết tắt của Verband der Automobilindustrie. VDA 6.3 xác định tiêu chuẩn đánh giá dựa trên quá trình để đánh giá và cải tiến các biện pháp kiểm soát trong các quá trình sản xuất và giới thiệu sản phẩm mới của một tổ chức sản xuất. VDA 6.3 phục vụ cho các ngành công nghiệp ô tô có nguồn gốc từ Đức để đáp ứng với các yêu cầu độc đáo và phức tạp của các công ty ô tô Đức. Chúng có những điểm tương đồng với các tiêu chuẩn ô tô khác nhưng không phải là toàn bộ.
Trong cuộc chạy đua ngày nay để đánh bại các đối thủ khác, thời gian cần thiết từ ý tưởng đến sản xuất trở nên rất ngắn, do đó nhu cầu về việc tuân thủ tiêu chuẩn đã tăng lên. Ngành công nghiệp ô tô của Đức bắt buộc các nhà cung cấp Cấp 1 và Cấp 2 của họ phải tuân thủ và đạt được chứng nhận VDA.
VDA 6.3 xác định tiêu chuẩn đánh giá dựa trên quá trình để đánh giá và cải thiện các biện pháp kiểm soát trong các quá trình sản xuất và giới thiệu sản phẩm mới của một tổ chức sản xuất. Tiêu chuẩn đã được tái cấu trúc toàn diện vào năm 2016 để phản ánh những thay đổi đối với ISO 9001 và các yêu cầu cụ thể của khách hàng trong ngành ô tô. Vượt qua đánh giá VDA 6.3 cho phép công ty của bạn trở thành nhà cung cấp tiềm năng cho các nhà sản xuất ô tô Đức
Để đảm bảo quá trình sản xuất sản phẩm / cung cấp dịch vụ của chuỗi cung ngành ô tô đạt chất lượng và tin cậy, Hiệp Hội Công nghiệp Ô tô Đức (VDA – Verband der Automobilindustrie or German Association of the Automotive Industry) yêu cầu các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng ngành ô tô thực hiện đánh giá quá trình theo VDA 6.3.
Với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện áp dụng và tuân thủ các yêu cầu của đánh giá quá trình theo VDA 6.3 – ITVC Toàn Cầu đưa ra gói dịch vụ tư vấn và đào tạo đánh giá quá trình theo VDA 6.3. Sau khóa đào tạo – Học viên sẽ có kiến thức cơ bản về các yêu cầu của VDA 6.3 và có thể thực hiện việc đánh giá quá trình theo VDA 6.3. Đây là khóa đào tạo rất bổ ích, được thiết kế theo chương trình đào tạo tiêu chuẩn do VDA QMC thực hiện kết hợp với kinh nghiệm tư vấn / đánh giá VDA 6.3 của các chuyên gia tư vấn và đào tạo chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu của các bạn.
Các yếu tố quá trình VDA 6.3:
P1: Phân tích tiềm năng
P2: Quản lý dự án
P3: Hoạch định sự phát triển sản phẩm và quá trình
P4: Thực hiện phát triển sản phẩm và quá trình
P5: Quản lý nhà cung cấp
P6: Phân tích quá trình sản xuất
P7: Chăm sóc khách hàng / sự thỏa mãn của khách hàng / dịch vụ
Tất cả các hoạt động trong 7 phần (P1 – P7) được xắp xếp logic theo trình tự phát triển của một dự án sản xuất một loại sản phẩm trong ngành công nghiệp ô tô. Việc đánh giá dựa trên các yêu cầu của 58 câu hỏi, mỗi câu hỏi được đánh giá theo thang điểm 0, 4, 6, 8 và 10 cho mức độ hoàn thiện của việc đáp ứng các yêu cầu. Trong các yếu tố quá trình, các câu hỏi liên quan đến các rủi ro đặc biệt của sản phẩm và quá trình được đánh dấu (*). Các rủi ro đặc trưng trong các câu hỏi (*) đã được tính đến qua các quy tắc xếp hạng. Việc đánh giá các câu hỏi * này được tiến hành giống với các câu hỏi còn lại, có nghĩa là không đánh giá các câu hỏi * khắt khe hơn các câu hỏi khác – nhưng các câu hỏi * phản ánh các rủi ro đặc trưng của từng yếu tố quá trình và đóng vai trò quan trọng trong việc xếp hạng nhà cung cấp. Dựa trên rủi ro – VDA đưa ra quy tắc hạ bậc cho việc đánh giá thứ hạng của nhà cung cấp (hạ bậc từ loại A à B à C).
Một số chú ý áp dụng các yếu tố quá trình của VDA 6.3 trong việc đánh giá:
P1: Áp dụng để đánh giá cho giai đoạn lựa chọn nhà cung cấp mới
P2 – P7: Áp dụng để đánh giá nhà cung cấp được giao dự án sản xuất mới
P2: Áp dụng để đánh giá giai đoạn nhận dự án (đánh giá khả thi, báo giá)
P3 – P4: Áp dụng để đánh giá giai đoạn phát triển sản phẩm và quá trình sản xuất
P5 – P7: Áp dụng để đánh giá quá trình ở giai đoạn sản xuất hàng loạt (SOP)