NỘI DUNG TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG 18001

NỘI DUNG TIÊU CHUẨN HỆ THỐNG 18001

  1. GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN OHSAS 18001

OHSAS 18001 tiêu chuẩn quốc tế về quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp, cung cấp các yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp, bao gồm sự phù hợp với luật pháp. Áp dụng cho tất cả các tổ chức mong muốn phòng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro cho nhân viên hoặc những nhà đầu tư khác mà có thể rơi vào rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp với các hoạt động của tổ chức.

  1. NỘI DUNG TIÊU CHUẨN

Các nội dung chính của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 bao gồm:

1) Phạm vi

2) Các tài liệu tham chiếu

3) Thuật ngữ và các định nghĩa

4) Các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp

4.1) Các yêu cầu chung

4.2) Chính sách an toàn sức khỏe nghề nghiệp

4.3) Hoạch định

4.3.1) Xác định mối nguy, đánh giá rủi ro và kiểm soát rủi ro

4.3.2) Các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác

4.3.3) Mục tiêu và chương trình

4.4) Thực hiện và điều hành

4.4.1) Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn

4.4.2) Năng lực, nhận thức và đào tạo

4.4.3) Trao đổi thông tin, tham gia và tham vấn

4.4.4) Hệ thống tài liệu

4.4.5) Kiểm soát tài liệu

4.4.6) Kiểm soát điều hành

4.4.7) Chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp

4.5) Kiểm tra

4.5.1) Theo dõi và đo lường kết quả hoạt động

4.5.2) Đánh giá sự tuân thủ

4.5.3) Điều tra sự cố, sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa

4.5.4) Kiểm soát hồ sơ

4.5.5) Đánh giá nội bộ

4.6) Xem xét của lãnh đạo.

III. LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN OHSAS 18001

(1) Về mặt thị trường:

+ Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ OHSAS 18001 như là một điều kiện bắt buộc,

+ Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng,

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động an toàn sức khỏe nghề nghiệp,

+ Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp,

(2) Về mặt kinh tế:

+ Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội,

+ Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,

+ Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,

+ Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.

(3) Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:

+ Được sự đảm bảo của bên thứ ba,

+ Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,

+ Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

 

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon