NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TIÊU CHUẨN HACCP

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TIÊU CHUẨN HACCP

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang xã hội quan tâm hơn bao giờ hết do đó những tiêu chuẩn hay luật liên quan tới vấn đề này cũng được chú ý nhiều hơn trong đó có tiêu chuẩn HACCP- đây là những tiêu chuẩn chủ đạo về thực phẩm. Hãy cùng Thiên Di hiểu thêm về tiêu chuẩn HACCP này nhé!

Tiêu chuẩn HACCP là gì? 

Việc xuất nhập khẩu các loại thực phẩm rất khó giúp chúng ta kiểm soát về nguồn gốc xuất sử của sản phẩm nên việc cần có một thế thống quy tắc chung để đảm bảo về vấn đề an toàn thực phẩm và tránh những thực phẩm không rõ nguồn gốc, đó chính là lý do tiêu chuẩn HACCP ra đời.

HACCP là gì ?

HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis Critical Control Point, đây là một hệ thống chuẩn quốc tế giúp xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm. Hệ thống tiêu chuẩn HACCP là hệ thống xem xét toàn bộ chu trình thực phẩm và đưa ra những điều kiện cần thiết về vệ sinh trong các khâu từ sản xuất ban đầu tới người tiêu dùng cuối cùng. Mục đích của hệ thống tiêu chuẩn HACCP là tập trung kiểm soát tại các điểm giới hạn – CCP, góp phần tìm ra nhanh chóng các mối nguy hiểm gây hại và tìm cách khắc phục trước khi các mối nguy hại này ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm thường xây dựng hệ thống tiêu chuẩn HACCP và được chứng nhận theo một trong các tiêu chuẩn như TCVN 5603:2008. Các nguyên tắc của tiêu chuẩn này cũng đã được đưa vào ISO 22000- Là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm.

Xem thêm: công bố chất lượng thức ăn cho tôm cá

Các nguyên tắc trong hệ thống tiêu chuẩn HACCP 

Với mỗi đối tượng thực phẩm khác nhau cần yêu cầu những tiêu chuẩn khác nhau nên hệ thống tiêu chuẩn HACCP cần có một sự linh hoạt và mềm dẻo khi áp dùng để phù hợp với từng loại cơ sở nhưng đều dựa trên 7 nguyên tắc.

  • Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối nguy hại của thực phẩm (sinh học, hóa học, hoặc vật lý)
  • Nguyên tắc 2: Xác định các yếu tố quan trọng (điểm kiểm soát tới hạn – CCP)
  • Nguyên tắc 3: Xác định giới hạn tới hạn để kiểm tra và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
  • Nguyên tắc 4: Sử dụng một hệ thống quản lý để kiểm tra các điểm quan trọng một cách liên tục.
  • Nguyên tắc 5: Phát triển các biện pháp khắc phục.
  • Nguyên tắc 6: Xây dựng quy trình kiểm tra tiến trình thực hiện để đảm bảo hệ thống HACCP đang hoạt động hiệu quả.
  • Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu và lưu giữ hồ sơ

QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG HACCP 

HACCP là gì ? Xây dựng và áp dụng HACCP như thế nào ? Để thực hiện HACCP , đòi hỏi phải có Chương trình tiên quyết và Kế hoạch HACCP .
Các chương trình tiên quyết được đưa ra trong cơ sở để kiểm soát các mối nguy trong môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm của sản phẩm. Các chương trình tiên quyết đảm bảo môi trường vệ sinh.
Kế hoạch HACCP được chuẩn bị cho từng quy trình hoặc sản phẩm. Kế hoạch HACCP xác định các mối nguy và kiểm soát có thể xảy ra để đảm bảo các mối nguy đã được loại bỏ hoặc kiểm soát để đảm bảo mức độ chấp nhận được trong sản phẩm thực phẩm.

CÁC VẤN ĐỀ CẦN CHUẨN BỊ KHI TRIỂN KHAI HACCP

Cũng giống như ISO 22000, trước khi triển khai HACCP. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo một số điều cơ bản. Doanh nghiệp cần xem xét lại điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị và con người trước khi tiến hành áp dụng HACCP.  Nếu Doanh nghiệp chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm thì phải phải sửa chữa, nâng cấp… Để áp dụng thành công hệ thống HACCP, doanh nghiệp cần phải chú ý các yêu cầu cơ bản như sau:

1./ Cam kết của lãnh đạo:

Lãnh đạo doanh nghiệp phải cam kết đối với việc triển khai áp dụng hệ thống HACCP. Lãnh đạo phải thông qua đảm bảo cung cấp kịp thời các nguồn lực cần thiết theo các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.

2./ Yếu tố con người:

Nhân sự quản lý chủ chốt phải được đào tạo các kiến thức về sản phẩm và quá trình sản xuất. Ngoài ra họ cần có kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về các nguyên tắc của HACCP.

3./ Nhà xưởng và trang thiết bị:

Nhà xưởng; trang thiết bị sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm.


 

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon