Hệ thống quản lý liên tục trong kinh doanh – ISO 22301

Tiêu chuẩn ISO 22301 là gì?

Theo bạn khái niệm về Hệ thống quản lý liên tục trong kinh doanh – ISO 22301 là gì? Chưa cần đi quá sâu về khái niệm tiêu chuẩn ISO 22301 là gì, chúng ta cũng có thể hiểu được đây là một tiêu chuẩn quốc tế cho hệ thống quản lý kinh doanh của các tổ chức hay doanh nghiệp được chuẩn bị để phát hiện, bảo vệ, ứng phó và phục hồi từ các sự cố gián đoạn khi chúng phát sinh.

Để có thể hiểu rõ hơn về ISO 22301 là gì, bạn có thể hình dung việc áp dụng ISO 22301 cho phép doanh nghiệp phản ứng một cách hiệu quả và kịp thời dựa trên các quy trình áp dụng trước, trong và sau các sự kiện. Thực hiện kế hoạch kinh doanh liên tục trong doanh nghiệp của bạn có nghĩa là bạn đã chuẩn bị cho những điều không mong đợi. Kế hoạch kinh doanh liên tục có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn có thể duy trì khả năng hoạt động mà không có bất kỳ tác động và tổn thất lớn nào. Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về khái niệm tiêu chuẩn ISO 22301 là gì mà Viettel IDC muốn chia sẻ đến độc giả.

Sau khi hiểu được ISO 22301 là gì, bạn sẽ thấy được yếu tố được coi là cốt lõi của tiêu chuẩn ISO 22301 là đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh khi xảy ra các sự cố gián đoạn ví dụ như thiên tai, thảm họa, hay bị tấn công,… Quy trình hoạt động của ISO 22301 là gì? Về cơ bản, nó sẽ diễn ra theo hai bước sau đây:

+ Bước đầu tiên trong quy trình hoạt động của tiêu chuẩn ISO 22301 là gì? Lúc này, tiêu chuẩn thông qua việc đánh giá các rủi ro được thực hiện bằng cách tìm ra các ưu tiên liên tục của hoạt động kinh doanh thông qua việc phân tích tác động kinh doanh, những sự kiện gián đoạn tiềm ẩn nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

+ Bước thứ hai, ISO 22301 sẽ giúp giảm thiểu và xử lý rủi ro bằng cách xác định những gì cần phải làm để ngăn chặn những sự kiện đó xảy ra và sau đó xác định cách khắc phục tối thiểu và hoạt động bình thường trong thời gian ngắn nhất.

Do đó khi tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 22301 là gì, bạn sẽ thấy triết lý chính của ISO 22301 dựa trên việc phân tích tác động và quản lý rủi ro: tìm ra hoạt động nào quan trọng hơn và rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến chúng, sau đó xử lý những rủi ro đó một cách có hệ thống.

Thực tế, việc triển khai ISO 22301 sẽ không chỉ liên quan đến việc thiết lập các quy tắc cần thiết để ngăn ngừa các sự cố gây gián đoạn, mà còn phải phát triển lập kế hoạch và phân bổ các nguồn lực kỹ thuật và một số nguồn lực khác để làm cho hệ thống có thể hoạt động liên tục và có thể phục hồi được. Lúc này, bạn sẽ thấy rõ hơn về cách thức hoạt động của ISO 22301 là gì rồi phải không nào?

Những doanh nghiệp nào nên triển khai ISO 22301?

Sau khi hiểu được về khái niệm ISO 22301 là gì, thì có lẽ câu hỏi được nhiều người dùng quan tâm rằng những doanh nghiệp nên triển khai tiêu chuẩn ISO 22301 là gì? Thực tế, tiêu chuẩn ISO 22301 này có thể áp dụng cho bất kỳ loại tổ chức hay doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực công nghiệp nào. Cụ thể, nó sẽ đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp hoạt động trong những môi trường rủi ro cao như tiện ích, dịch vụ tài chính, vận tải, viễn thông hay sản xuất thực phẩm,…

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon