CHỨNG NHẬN ISO 9001:
Tính đến nay việc áp dụng chúng nhận ISO 9001 là việc làm mà bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp nào cũng mong muốn hướng đến. Số lượng đơn vị đạt được chứng chỉ iso 9001 này ở nước ta hiện vẫn tăng lên từng ngày. Vậy chứng nhận iso 9001 là gì? ISO 9001 có lợi ích gì? ISO 9001 có hiệu lực bao lâu?… Để trả lời hãy cùng tham khảo bài viết sau
ISO 9001 là gì? ISO 9001:2015 là gì?
Chứng nhận ISO 9001 là Hệ thống quản lý về chất lượng về từng sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp thuộc tiêu chuẩn quốc tế được gọi là CHỨNG CHỈ ISO 9001, ISO 9001:2015 thay thế cho hệ thống cũ ISO 9001:2008. Do do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành lần đầu tiên vào 1987, Tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp của bạn có một hệ thống quản lý chất lượng rõ ràng, quản lý hiệu quả hơn trong các khâu, phần hành cụ thể từ đó mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho doanh nghiệp.
ISO 9001 là một trong số các tiêu chuẩn thuộc tiêu chuẩn của bộ iso 9001. Là tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng sản phẩm, áp dụng cho mọi tổ chức kinh doanh tất cả các ngành nghề thuộc mọi lĩnh vực và mọi hình thức hoạt động kinh doanh phải đạt được những nguyên tắc sau:
- Hướng đến khách hàng
- Sự lãnh đạo
- Sự tham gia của đội ngũ
- Cách tiếp cận theo quá trình
- Cách tiếp cận theo hệ thông đối với quản lý
- Cải tiến liên tục
- Quyết định dựa trên sự kiện
- Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 giúp đảm bảo cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và mong muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng, vì vậy phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho tất cả các quá trình và nhân sự có liên quan tới việc đảm bảo chất lượng từ khâu tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thiết kế, mua nguyên liệu, sản xuất/cung cấp dịch vụ, giao hàng; các quá trình hỗ trợ như tiếp nhận thông tin, đào tạo, bảo trì thiết bị, máy móc…
Quy trình chứng nhận ISO 9001:
Việc áp dụng chứng chỉ, chứng nhận iso 9001:2008 hay iso 9001:2015 cũng đều trải qua quy trình gồm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Khảo sát đánh giá và xác định ban đầu
- Khảo sát hệ thống quản lý của công ty và đánh giá nó theo yêu cầu ISO 9001
- Đào tạo tìm hiểu về chất lượng và hệ thống QLCL ISO 9001
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong công ty
- Phân định rạch ròi quyền hạn, trách nhiệm của lãnh đạo, bộ phận điều hành ISO 9001
- Phân bổ chức năng, nhiệm vụ cho các phòng, ban
- Quy định nhiệm vụ – quyền hạn tương ứng cho từng chức danh công việc đồng thời yêu cầu năng lực thích hợp
Giai đoạn 2: Xây dựng và áp dụng hệ thống tài liệu
- Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên về văn bản hóa hệ thống quản lý chất lượng
- Xác định các đối tượng tài liệu cần xây dựng văn bản hóa
- Lập cấu trúc và xây dựng hệ thống tài liệu
- Áp dụng hệ thống quản lý
Giai đoạn 3: Xem xét đánh giá hệ thống
- Tìm hiểu và áp dụng hệ thống quản lý cho CBCNV liên quan
- Đào tạo đội ngũ đánh giá viên trong nội bộ
- Chọn lựa đánh giá viên
- Tìm hiểu và áp dụng các hành động khắc phục
- Xem xét và đánh gía hệ thống
- Sau khi xem xét hệ thống thực hiện khắc phục và cải tiến
- Đăng ký chứng nhận
Giai đoạn 4: Chứng nhận iso 9001
- Cơ quan chứng nhận thực hiện đánh giá
- Sau khi đánh giá, thực hiện khắc phục và cải tiến
Thời gian thực hiện
- Tư vấn và áp dụng ISO 9001: từ 60 – 90 ngày
- Chứng nhận ISO 9001: từ 15 – 30 ngày
Tài liệu chứng nhận ISO 9001
- Đăng kí chứng nhận ISO 9001
- Dấu chứng nhận ISO 9001
- Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận ISO 9001
- Quy trình chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng
- Thủ tục khiếu nại, phàn nàn
Chứng chỉ chứng nhận ISO 9001 có hiệu lực bao lâu?
- Thường các tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ ISO 9001 có hiệu lực trong 3 năm .
- Trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và luôn có hiệu lực.
- Chu kỳ giám sát có thể là 6 tháng, 9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận và/hoặc thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận. Hết 3 năm nếu vẫn muốn chứng nhận, tổ chức/doanh nghiệp sẽ phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.
- Hiện nay, những đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức đã chứng nhận ISO 9001:2008 thì bắt buộc phải cập nhật chứng nhận ISO 9001:2015 trong vòng 3 năm, tất cả những chứng nhận ISO 9001:2008 đều hết hiệu lực vào tháng 09/2018.
LỢI ÍCH CỦA ISO 9001:
Có được chứng chỉ iso 9001 là một lợi thế cho việc kinh doanh, là minh chứng cho độ tin cậy, chất lượng và sự hài lòng của người tiêu dùng sản phẩm.
Bên cạnh đó khi có được iso 9001 ta có thể khẳng định rằng ta đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, cũng như về mặt pháp lý. Làm đúng pháp luật và luật định áp dụng kinh doanh.
Khi ta có được chứng nhận iso 9001 thì ta có thể tự tin rằng những cuộc đánh giá của các chuyên gia về sản phẩm của ta bên ngoài không là vấn đề khó.
Chứng nhận iso 9001 không chỉ quan trọng đối với những tổ chức lớn, mà còn phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiết kiệm được rất nhiều về mọi mặt như chi phí, thời gian, nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như cải thiện nhiều về các mối quan hệ với khách hàng.
Lợi ích mà tổ chức nhận được khi chứng nhận iso 9001 cũng không kém phần hiệu quả:
- Đem đến cho quản lý cấp cao một quá trình hiệu quả
- Lập ra các lĩnh vực trách nhiệm trong toàn tổ chức
- Là bắt buộc nếu bạn muốn đấu thầu một số công việc trong lĩnh vực công
- Chuyển một tin nhắn tích cực tới đội ngũ nhân viên và khách hàng
- Xác định và khuyến khích các quá trình hiểu quả và tiết kiệm thời gian
- Làm nổi bật nhiều điểm thiếu sót
- Giảm chi phí
- Cung cấp đánh giá và cải thiện liên tục
- Các cơ hội tiếp thị
Bên cạnh đó thì khách hàng cũng có những lợi ích nhất định:
- Chất lượng và dịch vụ được cải thiện
- Giao hàng đúng hạn
- Thái đọ đúng đắn ngay từ đầu
- Sản phẩm trả lại và phàn nàn ít hơn
- Đánh giá độc lập chứng minh cam kết về chất lượng