CHỨNG NHẬN ISO 17020

CHỨNG NHẬN ISO 17020

1. Giới thiệu chứng nhận

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17020 là các chuẩn mực chung áp dụng cho các tổ chức tiến hành hoạt động giám định. Nếu như ISO 9001 là tiêu chuẩn Chất Lượng cho hệ thống quản lý thì ISO/IEC 17020 được xem như là tiêu chuẩn Chất Lượng cho hoạt động của tổ chức giám định.

Tổ chức họat động trong lĩnh vực giám định phải tuân thủ. Việc giám định có thể bao gồm: kiểm tra nguyên liệu, sản phẩm, việc lắp đặt thiết bị, nhà xưởng, các quy trình, thủ tục làm việc hoặc dịch vụ và việc xác nhận sự phù hợp theo các yêu cầu.

2. Những nguyên tắc khi xây dựng hệ thống quản lý theo ISO 17020:

Tiêu chuẩn ISO 17020 cũng áp dụng những nguyên tắc mà nhiều tổ chức đã biết đến khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001, những tổ chức phải lưu ý thêm những nội dung sau đây khi áp dụng ISO 17020:

Các yêu cầu của tiêu chuẩn rất chú trọng đến năng lực con người và năng lực trang thiết bị dùng trong quá trình giám định. Và quan trọng là phải có đủ bằng chứng duy trì được các năng lực đó.

Phải đưa ra các phương pháp, chuẩn mực và một hệ thống các quy trình, hướng dẫn để thực hiện việc giám định. Các văn bản này phải được kiểm sóat về sự phê duyệt, tính hiện hành và sự phân phối.

Quy định rõ các hồ sơ cần có kể cả hồ sơ quan trắc trong quá trình thực hiện giám định và các báo cáo cuối cùng.

Sự bảo mật: đảm bảo tính bảo mật của các thông tin thu được trong quá trình giám định.

Quy định cách thức kiểm sóat một cách hệ thống việc cung cấp báo cáo, chứng chỉ cho khách hàng hoặc các bên liên quan về kết quả giám định.

3. Tiêu chuẩn chứng nhận

Tiêu chuẩn này được biên soạn nhằm mục đích nâng cao sự tin cậy vào các tổ chức thực hiện việc giám định.

Tổ chức giám định thực hiện đánh giá cho khách hàng của mình, tổ chức mẹ và/hoặc cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích cung cấp thông tin về sự phù hợp của đối tượng giám định với các quy định, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, chương trình giám định hay hợp đồng.

Các thông số giám định có thể bao gồm các khía cạnh về số lượng, chất lượng, an toàn, sự phù hợp với mục đích sử dụng và sự tuân thủ liên tục vấn đề an toàn của việc lắp đặt hoặc hệ thống trong vận hành.

Tiêu chuẩn này hài hòa các yêu cầu chung mà tổ chức giám định phải tuân thủ để dịch vụ của tổ chức được khách hàng và các cơ quan giám sát có thẩm quyền chấp nhận.

4. Lợi ích chứng nhận

Tiêu chuẩn này bao trùm các hoạt động của tổ chức giám định mà công việc của họ có thể bao gồm việc kiểm tra nguyên vật liệu, sản phẩm, lắp đặt, nhà xưởng, quá trình, thủ tục thực hiện công việc, hoặc các dịch vụ; việc xác định sự phù hợp của chúng với các yêu cầu; việc lập báo cáo sau đó về kết quả của những hoạt động này cho khách hàng và cho cơ quan giám sát có thẩm quyền nếu được yêu cầu. Giám định có thể liên quan đến tất cả các giai đoạn trong suốt thời gian hoạt động của những đối tượng này, bao gồm cả giai đoạn thiết kế. Công việc như vậy thường yêu cầu vận dụng sự đánh giá chuyên nghiệp khi thực hiện giám định, cụ thể là khi đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu chung.

Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng làm tài liệu yêu cầu để đánh giá công nhận hoặc đánh giá đồng đẳng hay các đánh giá khác.

Tập hợp các yêu cầu này có thể được diễn giải khi áp dụng đối với các lĩnh vực cụ thể.

Hoạt động giám định có thể trùng lặp với các hoạt động thử nghiệm và chứng nhận khi những hoạt động này có các đặc trưng chung. Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng là nhiều loại hình giám định đòi hỏi việc đánh giá chuyên nghiệp để xác định khả năng chấp nhận theo các yêu cầu chung, do đó tổ chức giám định phải có năng lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ.

Giám định có thể là một hoạt động gắn với quá trình rộng hơn. Ví dụ, giám định có thể được sử dụng như một hoạt động giám sát trong chương trình chứng nhận sản phẩm. Giám định có thể là một hoạt động trước bảo trì hay đơn giản là cung cấp thông tin về đối tượng được giám định mà không xác định sự phù hợp với các yêu cầu. Trong trường hợp như vậy, có thể cần thêm sự diễn giải.

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon