Các lưu ý trong quy trình cấp chứng nhận FSC

Các lưu ý trong quy trình cấp chứng nhận FSC

Nếu như trước đây vấn đề khai thác và bảo vệ rừng chỉ được các nước phát triển quan tâm, thì những năm gần đây các nước đang phát triển như Việt Nam cũng rất chú ý đến vấn đề này. Bằng chứng cho điều này là hiện nay đã có rất nhiều các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực gỗ đã tìm hiểu và có được chứng nhận FSC. Vậy làm thế nào để được cấp chứng nhận FSC tại Việt Nam? Tiếp theo loạt bài về chứng nhận FSC, hôm nay ODI MORGAN sẽ trả lời chi tiết về vấn đề này. Mời các bạn cùng đọc và tìm hiểu nhé!

Quy trình cấp chứng nhận FSC và các điểm cần lưu ý

FSC – Forest Stewardship Council (Hội đồng quản lý rừng) là tổ chức phi chính phủ được thành lập để kêu gọi xã hội nâng cao ý thức trong việc khai thác và bảo vệ rừng. Đây là một tổ chức hoạt động một cách độc lập, phi lợi nhuận. Hiện nay chứng nhận FSC ngày càng được phổ biến tại Việt Nam và có rất nhiều đơn vị liên kết để cấp chứng nhận FSC. Ở Việt Nam các đơn vị, doanh nghiệp nào cần và có thể được cấp chứng nhận FSC? Tiêu chuẩn FSC được áp dụng cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô.

  • Các lâm trường, nông trường, tổ chức, cá nhân, đơn vị trồng và khai thác rừng
  • Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh các sản phẩm từ rừng
  • Các đơn vị vận chuyển, chế biến các sản phẩm từ rừng (chế biến lâm sản)

Vì có rất nhiều đơn vị liên kết để cấp chứng nhận FSC nên quy trình để cấp chứng nhận này ở các đơn vị này cũng khác nhau. ODI MORGAN sẽ trình bày quy trình chung nhất từ lúc tư vấn đến lúc được nhận được chứng nhận FSC để bạn có thể nắm được một cách tổng quan nhất:

Bước 1: Đơn vị liên kết với FSC sẽ trao đổi thông tin doanh nghiệp và tiêu chuẩn FSC. Giới thiệu các thông tin liên quan tới việc xây dựng và chứng nhận FSC.

Bước 2: Ký hợp đồng, báo giá tư vấn và hợp đồng đánh giá chứng nhận

Bước 3: Thực hiện tư vấn xây dựng tiêu chuẩn FSC trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn này doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn xây dựng hồ sơ, quy trình, áp dụng và cải tiến hệ thống FSC.

Bước 4: Tiến hành đánh giá thử cho doanh nghiệp.

Bước 5: Sau khi đánh giá thử thành công, doanh nghiệp sẽ được đánh giá chính thức để cấp chứng chỉ FSC.

Chứng nhận FSC có giá trị 5 năm, trong thời hạn 5 năm này doanh nghiệp sẽ có 4 lần đánh giá giám sát ở 4 năm tiếp theo kể từ lần đánh giá cấp chứng chỉ vào năm đầu. Sau khi doanh nghiệp đạt được chứng nhận, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ FSC đồng thời các sản phẩm sẽ được gắn nhãn FSC

Thời gian kể từ lúc bắt đầu tư vấn đến lúc cấp chứng nhận FSC vào khoảng 1,5 – 3 tháng. Chi phí chứng nhận FSC phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực của doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm:

  • Chi phí tư vấn xây dựng và đào tạo tiêu chuẩn FSC
  • Chi phí đánh giá cấp chứng nhận
  • Chi phí đánh giá giám sát hàng năm
  • Phí thường niên của tổ chức FSC (phí này nộp cho tổ chức FSC, mức phí phụ thuộc doanh thu của doanh nghiệp)

Sau khi doanh nghiệp đồng ý đăng ký để được cấp chứng nhận FSC sẽ tiến hành các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Thành lập ban FSC. Các thành viên được lựa chọn thường là các trưởng phó bộ phận và phòng ban của doanh nghiệp.

Bước 2: Tổ chức đào tạo nhận thức tiêu chuẩn FSC. Tất cả các thành viên trong ban FSC và các thành viên liên quan khác sẽ tham gia vào khóa đào tạo. Phải có kiến thức về FSC thì mới tham gia triển khai dự án được.

Bước 3: Hướng dẫn xây dựng hệ thống tài liệu. Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn cụ thể cho từng thành viên trong ban FSC đã được phân công từng bộ phận cụ thể, hướng dẫn soạn tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

Bước 4: Ban hành và áp dụng hệ thống tài liệu trong doanh nghiệp. Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn các thành viên trong Ban FSC ghi chép hồ sơ theo tài liệu đã ban hành. Thực hiện áp dụng vào hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp.

Bước 5: Đào tạo đánh giá viên nội bộ. Ban FSC tiếp tục tham gia khóa đào tạo về đánh giá viên nội bộ. Chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn thành viên Ban FSC triển khai dự án kỹ thuật, duy trì hệ thống, đào tạo đánh giá nội bộ.

Bước 6: Thực hiện đánh giá nội bộ. Chuyên gia tư vấn sẽ kết hợp với chuyên gia đánh giá nội bộ của doanh nghiệp để đánh giá nội bộ. Các đánh giá viên nội bộ của doanh nghiệp sẽ theo để đánh giá tập sự nhằm học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế trong việc đánh giá. Trong quá trình đánh giá nội bộ sẽ đưa ra những lỗi cần khắc phục (nếu có) để phù hợp với tiêu chuẩn FSC. Sau khi đã khắc phục xong những lỗi xảy ra, nếu xét thấy cần thiết thì doanh nghiệp nên đánh giá lại một lần nữa để đảm bảo đã khắc phục hết lỗi của lần đánh giá đầu tiên.

Bước 7: Đăng ký chứng nhận FSC. Sau khi đã khắc phục hết lỗi trong lần đánh giá nội bộ. Thực hiện chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận FSC (bên thứ 3).

Bước 8: Đánh giá chứng nhận FSC. Tổ chức chứng nhận sẽ cử đoàn chuyên gia đến tại doanh nghiệp để đánh giá hệ thống tài liệu và tình hình áp dụng thực tế để đánh giá mức độ phụ hợp theo tiêu chuẩn FSC. Tổ chức chứng nhận sẽ đưa ra các lỗi và yêu cầu khắc phục (nếu có).

Bước 9: Cấp chứng nhận FSC và duy trì tiêu chuẩn. Sau khi hoàn thiện cuộc đánh giá và có kết luận, khắc phục lỗi đánh giá (nếu có), tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận FSC cho doanh nghiệp và được phép sử dụng dấu chứng nhận để gắn lên bao bì sản phẩm. Sau khi được chứng nhận, doanh nghiệp phải luôn luôn duy trì tính hiệu lực của tiêu chuẩn FSC.

Như vậy ODI MORGAN đã trình bày tổng quan nhất về việc cấp chứng nhận FSC tại Việt Nam. Tùy vào mỗi đơn vị liên kết cấp chứng chỉ FSC sẽ có thể thay đổi một ít về quy trình nhưng sẽ không đáng kể. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về FSC. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào về FSC hay các loại gỗ nhập khẩu, các bạn có thể liên hệ với ODI MORGAN để được tư vấn nhanh chóng và chuẩn xác nhất!

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon