Tại sao phải ban hành AIAG & VDA FMEA?
AIAG & VDA FMEA là sổ tay về mô hình sai lỗi và phân tích tác động – được 2 tổ chức là VDA QMC (Đức) và AIAG (Mỹ) phối hợp biên soạn và ban hành.
Hiện tại, các nhà cung cấp cung cấp trong chuỗi cung ứng ngành ô tô đang cung cấp các linh kiện cho các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) và các nhà sản xuất mà sản phẩm cuối không phải là ô tô hoàn chỉnh (Non OEM) đều được yêu cầu phải thực hiện đánh giá mô hình sai lỗi và phân tích tác động của các sai lỗi (FMEA) của sản phẩm một cách khác nhau, họ phải dựa trên bảng cho điểm của mức độ nghiêm trọng (severity), Tần suất xảy ra (occurrence) và Khả năng phát hiện (Detection) được nêu trong sổ tay FMEA của VDA và AIAG (2 tài liệu riêng biệt). Sự khác biệt về các hướng dẫn trong 2 tài liệu này gây nên sự nhầm lẫn và làm phức tạp thêm cho các hoạt động phát triển và cải tiến sản phẩm của các nhà cung cấp.
Với thực trạng trên, yêu cầu thiết yếu là phải ban hành một tài liệu chung để hướng dẫn về cách thiết lập FMEA – nó cho phép các nhà cung cấp căn cứ vào đó để xây dựng một quá trình thực hiện FMEA duy nhất và phù hợp với bộ phương pháp và công cụ liên quan để tạo ra FMEA mạnh mẽ, chính xác và đầy đủ, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của bất kỳ khách hàng nào của họ.
Các thay đổi chính của AIAG & VDA FMEA
- Phương pháp luận mới để thiết lập FMEA và kết quả trao đổi thông tin
- Quy định lại về cách cho điểm S, O, D
- Đưa ra bảng Action Prioriy (AP) (không dùng RPN để phân loại mức độ rủi ro)
- Liên hệ giữa COQ và FMEA
- Bổ xung FMEA – MSR
Các bước để thực hiện AIAG & VDA FMEA
- Hoạch định và chuẩn bị (Planning & preparation)
- Phân tích cấu trúc (Structure analysis)
- Phân tích chức năng (Function analysis)
- Phân tích sai lỗi (Failure analysis)
- Phân tích rủi ro (Risk analysis)
- Tối ưu hóa (Optimization)
- Tài liệu hóa kết quả (Results documentation)