Tại sao tiêu chuẩn RoHS lại trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất?
Tiêu chuẩn RoHS đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại thế giới bởi không chỉ đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe con người và môi trường mà nó còn là một trong những thước đo quan trọng đánh giá độ tin cậy của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm điện và điện tử.
Tiêu chuẩn RoHS là gì?
RoHS được viết tắt từ cụm từ Restrict of Hazardous Substances, là tiêu chuẩn được ban hành bởi Liên minh châu Âu thông qua các chỉ thị, quy định về việc hạn chế sử dụng một số chất độc hại trong thiết bị điện và điện tử. Trong đó:
- RoHS là Chỉ thị 2002/95 / EC, ban hành năm 2006.
- RoHS 2 là Chỉ thị 2011/65 / EU, ban hành năm 2011.
- RoHS 3 là Chỉ thị 2015/863, ban hành năm 2015 (có hiệu lực vào năm 2019)
Tiêu chuẩn RoHS 1,2,3 (Ảnh sưu tầm)
Tại Việt nam, Bộ công thương cũng có 2 văn bản liên quan đến quản lý RoHS trong sản phẩm như sau:
- Thông tư 30/2011/TT-BCT Thông tư quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử
- Quyết định 4693/QĐ-BCT Quyết định 4693/QĐ-BCT năm 2011 đính chính Thông tư 30/2011/TT-BCT quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Các chất hạn chế trong tiêu chuẩn RoHS
Ban đầu chỉ thị quy định hàm lượng sử dụng của 6 chất trong các sản phẩm điện và điện tử. Sau ngày 31 tháng 3 năm 2015 Chỉ thị (EU) 2015/863 được ban hành cập nhật thêm 4 chất là DEHP, BBP, DBP và DIBP nâng tổng số các chất hạn chế trong chỉ thị RoHS lên mười chất như sau:
- Chì (Pb)
- Thủy ngân (Hg)
- Cadmium (Cd)
- Crom hóa trị sáu (Cr 6+ )
- Biphenyl đa bội (PBB)
- Ether diphenyl polybrominated (PBDE)
- Bis (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP)
- Butyl benzyl phthalate (BBP)
- Dibutyl phthalate (DBP)
- Diisobutyl phthalate (DIBP)
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn RoHS
Tiêu chuẩn RoHS được áp dụng cho 11 nhóm sản phẩm dưới đây:
- Thiết bị gia dụng lớn
- Thiết bị gia dụng nhỏ
- Thiết bị CNTT & viễn thông (mặc dù thiết bị cơ sở hạ tầng được miễn ở một số quốc gia)
- Thiết bị tiêu dùng
- Thiết bị chiếu sáng – bao gồm bóng đèn
- Dụng cụ điện và điện tử
- Đồ chơi, giải trí và thiết bị thể thao
- Thiết bị y tế (miễn loại bỏ vào tháng 7 năm 2011)
- Các công cụ giám sát và kiểm soát (miễn trừ được gỡ bỏ vào tháng 7 năm 2011)
- Máy rút tự động
- Thiết bị bán dẫn
Lợi ích của doanh nghiệp khi đạt tiêu chuẩn RoHS
Đạt chứng nhận tiêu chuẩn RoHS là yêu cầu bắt buộc để các sản phẩm (trong danh mục phạm vi áp dụng) lưu thông tại thị trường rộng lớn EU. Việc tuân thủ các yêu cầu về hạn chế sử dụng chất độc hại theo tiêu chuẩn RoHS được giám sát bởi các cơ quan thực thi quốc gia như NMO (Văn phòng Đo lường Quốc gia). Nếu không tuân thủ, nhà sản xuất/phân phối sẽ phải chịu các hình phạt, mức phạt khác nhau giữa các quốc gia trong EU.
Tiêu chuẩn RoHS và các bộ tiêu chuẩn quốc tế tương đương giúp sản phẩm của doanh nghiệp được chứng minh một cách độc lập về tính tuân thủ. Tiêu chuẩn RoHS đảm bảo cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ pháp lý, đồng thời củng cố thêm niềm tin nơi khách hàng và đối tác kinh doanh.
Lợi thế của doanh nghiệp khi đạt tiêu chuẩn RoHS, theo TÜV Rheinland
ODI MORGAN tự hào là nhà sản xuất và cung ứng nhôm định hình, linh kiện và tổ hợp hệ thống đạt tiêu chuẩn quốc tế
Tại ODI MORGAN, chúng tôi không chỉ đề cao việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, mà còn quan tâm đến trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề sức khỏe con người và bảo vệ môi trường. Vào tháng 6/2020, KIMSEN đã được các tổ chức uy tín cấp chứng nhận về việc hạn chế sử dụng một số chất độc hại theo tiêu chuẩn RoHS 2011/65/EU cho 2 dòng sản phẩm là Nhôm anode 6063 & Nhôm linh kiện 6063.