Quy trình tư vấn chứng nhận Halal tại Việt Nam (2023

Làm thế nào để được chứng nhận Halal?

“Halal” theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được phép dùng”. Thuật ngữ này thường được dùng trong đời sống của người Hồi giáo để mô tả cái gì đó/ điều gì đó là được phép ăn/ uống/ sử dụng/ thực hiện.

quy-trinh-chung-nhan-halal

Để được chứng nhận sản phẩm Halal, sẽ có quy những quy định nghiêm ngặc như sau:

  • Trước hết nguyên liệu, phụ gia, hóa chất sản xuất sản phẩm đó phải được chứng minh bằng các chứng từ, hồ sơ tin cậy có ghi rõ thành phần nguyên liệu.
  • Không được sử dụng cồn dưới mọi hình thức để cho trực tiếp vào sản phẩm.
  • Các nguyên liệu từ động vật bắt buộc phải có chứng nhận Halal của nguyên liệu đó.
  • Đặc biệt, toàn bộ dây chuyền sản xuất sản phẩm Halal phải tách biệt với các sản phẩm không Halal. Đối với công ty có dây chuyền sản xuất sản phẩm có thịt heo trong khuôn viên nhà máy, phải bố trí tách biệt hoàn toàn với dây chuyền sản phẩm Halal và phải có người Hồi giáo (1 người/1 ca sản xuất) tham gia quản lý sản xuất các sản phẩm Halal.

Các chương trình chứng nhận Halal

1. Chương trình chứng nhận Halal Jakim

  • Chứng chỉ Halal Jakim có thời hạn chứng nhận 1 năm.
  • Đối tượng áp dụng: thực hành áp dung cho tất cả các loại sản phẩm là thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, dịch vụ,… đều được chứng nhận.
  • Phạm vi xuất khẩu: có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Indonesia và GCC.

2. Chương trình GCC

  • Chứng nhận GCC chỉ áp dụng cho đánh giá sản phẩm, thực phẩm.
  • Chương trình đánh giá và chứng chỉ GCC này chỉ áp dụng hiệu lực trong  thị trường GCC. Thị trường GCC bao gồm các nước Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Bahrain, Yeme
  • Chứng nhận GCC có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp.

3. Chương trình chứng nhận Halal Mui

  • Chứng chỉ Halal Mui có giá trị 1 năm.
  • Chỉ đánh giá cho sản phẩm là nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc hương liệu.
  • Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Malaysia và GCC.

Quy trình tư vấn chứng nhận Halal

quy-trinh-chung-nhan-halal

Bước 1: Đăng ký tư vấn chứng nhận Halal

Doanh nghiệp đăng ký tư vấn chứng nhận Halal và chọn chương trình chứng nhận phù hợp với thị trường xuất khẩu.

Lưu ý: Tùy vào thị trường xuất khẩu, Chất lượng Việt sẽ xác định chương trình chứng nhận phù hợp cho khách hàng theo 3 chương trình chứng nhận: Halal Jakim, GCC, Halal Mui.

Bước 2: Ký kết hợp đồng

Dựa theo thông tin khách hàng cung cấp, Chất Lượng Việt tiến hành xem xét đăng ký chứng nhận và thông báo cho khách hàng về chi phí chứng nhận. Hợp đồng chứng nhận được ký kết sau khi hai bên thống nhất các thỏa thuận chứng nhận.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ (giai đoạn 1)

Đánh giá hồ sơ tại doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp các hồ sơ theo yêu cầu để đánh giá sơ bộ trước khi đánh giá giai đoạn 2.

Thủ tục hồ sơ giai đoạn 1 bao gồm:

  • Hồ sơ giới thiệu công ty (bao gồm cả sơ đồ tổ chức).
  • Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
  • Các giấy phép hoạt động (nếu có).
  • Quy trình/Sơ đồ sản xuất các sản phẩm chứng nhận.
  • Các kết quả thí nghiệm sản phẩm chứng nhận.
  • Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có).
  • Các hồ sơ chứng minh thành phần, nguyên liệu, phụ gia không chứa bất kỳ thành phần nào là Haram.

Chuyên gia sẽ đánh giá các hồ sơ và thông báo đến doanh nghiệp để bổ sung thông tin còn thiếu (nếu cần). Tổng thời gian cho việc đánh giá giai đoạn 1 là không quá 90 ngày kể từ sẵn sàng cho việc đánh giá giai đoạn 1 (đủ các điều kiện: hợp đồng đã được ký kết, đã gửi hồ sơ giai đoạn 1, đã tạm ứng 30% giá trị hợp đồng). Nếu quá thời hạn này, hồ sơ được xem là không hợp lệ.

quy-trinh-chung-nhan-halal5 bước thực hiện quy trình chứng nhận Halal

Bước 4: Đánh giá hiện trường cơ sở sản xuất (giai đoạn 2)

Chương trình đánh giá theo yêu cầu của tiêu chuẩn Halal chuẩn quốc tế: MS 15000:2019, GSO 2055-1, MUI,…

Mục đích đánh giá giai đoạn là kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm được chứng nhận với các quy định về Halal để cấp chứng chỉ.

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ – Cấp chứng chỉ Halal

Sau khi hoàn thiện cuộc đánh giá và có kết luận, khắc phục lỗi đánh giá (nếu có), doanh nghiệp gửi đầy đủ bằng chứng cho đơn vị chứng nhận và đợi nhận giấy chứng nhận.

Sau khi được chứng nhận, doanh nghiệp phải luôn luôn duy trì tính hiệu lực của tiêu chuẩn Halal.

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon