Green Label Singapore là chứng nhận gì?
Chứng nhận Green Label Singapore được giới thiệu vào năm 1992 bởi Hội đồng vì môi trường Singapore (Singapore Environment Council) – một tổ chức nổi tiếng uy tín toàn cầu, cùng với chiến lược “Go Green”. Chứng nhận xanh Green Label Singapore giúp công chúng dễ dàng nhận biết được những sản phẩm nào trên thị trường hiện nay được xem là thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Tính đến nay, Kansai Paint là một trong số ít thương hiệu sơn thành công trong việc chứng minh sản phẩm tuân thủ theo các hướng dẫn nghiêm ngặt của Hội đồng Môi Trường Singapore – SEC.
Nhãn xanh Green Label Singapore
Chứng nhận xanh Green Label Singapore được cấp dựa trên kết quả thử nghiệm hàm lượng hóa chất độc hại có trong sơn
1/ Heavy Metals (Cadmium, Lead, Total Chromium, Mercury) – Kim loại nặng (Cadimi, chì, crom, thủy ngân)
Tham số này bao gồm các kim loại nặng như cadmium, chì, crom và thủy ngân thường được tìm thấy trong thành phần bột màu hay chất phụ gia trong quá trình sản xuất sơn. Trong đó,
- Cadimi: Với đặc tính không bị rỉ sét được thêm vào thành phần của sơn để giúp duy trì sự ổn định, kéo dài tuổi thọ giúp sơn bền màu và quá trình thi công trở lên dễ dàng hơn.
- Lead (Chì): Giúp gia tăng tốc độ làm khô, tăng độ bền, độ bóng và khả năng chống lại độ ẩm, một nguyên nhân gây ăn mòn.
- Chromium (Crom): Với cấu trúc tinh thể ổn định, giãn nở nhiệt vừa phải crom được thêm vào thành phần của sơn đề giúp lớp sơn thêm vững chắc, ổn định bảo vệ bề mặt tường khỏi nồm ẩm và có khả năng kháng nước.
- Mercury (Thủy ngân): Có trong thành phần diệt khuẩn giúp tăng độ bền cho sơn, tăng khả năng chống chịu với thời tiết, tăng độ bóng cứng và độ phủ cho sơn, chống nấm mốc, chống bọt hình thành khi pha chế sơn.
Nhóm kim loại nặng
Tuy có nhiều công dụng trong sản xuất sơn nhưng các hóa chất này lại đặc biệt độc hại và được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WTO) liệt vào danh sách các hóa chất có thể gây ngộ độc cấp tính và là nguyên nhân gây ung thư về lâu dài. Và kết quả kiểm định và đánh giá theo tiêu chuẩn BCTD/IHM 111/2012 Rev của SEC cho thấy, toàn bộ sản phẩm sơn Kansai hoàn toàn không chứa (N.D. – Not Detected) kim loại nặng chì, thủy ngân, Crom, Cadimi, nên người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm không bị tác động bởi những hoá chất này.
2/ Volatile Organic Compounds – Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
Volatile organic compounds (VOCs) thường dùng để nói đến hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại bay trong không khí như dung môi toluen, xylen và dung môi xăng thơm lacquer (lacquer thinner). Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs được hình thành trong quá trình liên kết để tạo thành màng sơn và được thải ra ngoài môi trường trong quá trình thi công. Người bị phơi nhiễm hàm lượng VOCs cao trong ngắn hạn có các biểu hiện dị ứng, đau đầu, chóng mặt, kích ứng mắt, tay chân run rẩy, lú lẫn hoặc bất tỉnh. Về lâu dài khi tiếp xúc với VOC ở mức cao có thể gây ra ung thư và tổn thương hệ sinh sản. Hàm lượng VOC cao được tìm thấy trong những dòng sơn kém chất lượng gây tác hại xấu đến thai nhi.
3/ Total Halogenated Organic Solvent – Tổng lượng dung môi hữu cơ halogen hóa
Dung môi hữu cơ halogen hóa giúp hòa tan hoặc phân tán các thành phần được sử dụng trong công thức sơn, để làm cho sơn có độ đặc mong muốn khi thi công và tránh các hiện tượng vón cục. Một số loại dung môi còn được thêm vào một số loại sơn phun hiện nay để ngăn chúng bị khô trong không khí. Sự bay hơi chậm của nhóm dung môi mạnh này giúp cho màng sơn đẹp, bóng mịn, và bền màu hơn. Do đặc tính dễ bay hơi nên dung môi hữu cơ này có thể dễ dàng đi vào cơ thể người qua đường hô hấp, qua miệng hoặc qua da gây nên các hiện tượng khó thở, buồn nôn, là nguyên nhân hình thành ung thư về lâu dài.
4/ Total Aromatic Organic Solvent – Tổng lượng dung môi hữu cơ có chứa vòng benzen
Cũng tương tự như Halogenated Organic Solvent, tổng lượng dung môi hữu cơ có chứa vòng benzen là một hóa chất vô cùng độc hại và cần được loại bỏ khỏi các sản phẩm sơn. Hơi của chúng có tác hại rất lớn đến hệ hô hấp, đường máu và gây ra các bệnh ngoài da. Trong quá trình khô của lớp màng sơn, Aromatic Organic Solvent sẽ từ từ thoát ra khỏi bề mặt và khuếch tán vào không khí. Tổng lượng dung môi càng lớn, diện tích sơn phủ càng nhiều thì nồng độ dung môi trong không khí càng cao, thời gian tiếp xúc lâu dài sẽ tác dụng đến sức khoẻ con người càng nhiều.
5/ Epichlorohydrin
Epichlorohydrin là một hợp chất điện di có tính phản ứng cao và được sử dụng trong sản xuất sơn, glycerol, nhựa, keo epoxy và chất đàn hồi. Con người khi tiếp xúc với các sản phẩm sơn có chứa Epichlorohydrin sẽ gặp phải các hiện tượng như đau đầu, chóng mặt, dị ứng da, ngứa ngáy,…. Hoặc nặng hơn thì gây nguy hại đến đường hô hấp khi thường xuyên hít phải khí độc hại này, nhất là trong thi công sơn.
6/ N- Methyl Pyrrolidinone (NMP)
Là một dung môi mạnh với khả năng hòa tan cao, tính không bay hơi và khả năng giải thể vật liệu đa dạng. Được sử dụng trong sản xuất sơn để hòa tan nhiều loại nhựa polyme giúp bề mặt sơn được bóng mịn. NMP được hấp thụ nhanh chóng sau khi hít phải, nước uống hay da, nó phân bổ khắp cơ thể và được bài tiết qua nước tiểu và qua sữa nên vô cùng độc hại với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
7/ Formaldehyde
Formaldehyde là hợp chất dễ bay hơn thường được sử dụng rộng rãi trong ngành vật liệu xây dựng. Formaldehyde gây ho và dị ứng da, với nồng độ cao hơn (từ 0,3 ppm trở lên) có thể gây đau rát mắt, mũi, họng và khó thở. Từ năm 2004, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp nó vào nhóm chất gây ung thư vòm họng, ung thư thanh quản và các bộ phận của đường hô hấp.
8/ Alkyl phenol Ethoxylate (APEO)
APEO là chất phụ gia thường được sử dụng để duy trì chất lượng ổn định, một thành phần thường thấy trong sản xuất sơn. Với vòng đời dài hạn, chậm phân hủy sinh học, hàm lượng APEO tích lũy trong môi trường ngày càng nhiều sẽ gây rối loạn các tuyến sản xuất hoóc-môn, ảnh hưởng đến nội tiết tố và khả năng sinh sản, làm gia tăng sự lây lan của tế bào ung thư. APEO được Tổ chức Y tế Thế giới và Cục Bảo vệ môi trường Mỹ xếp vào danh sách các chất gây ung thư không thể phân loại.
.