GIỚI THIỆU CẤU TẠO CB

GIỚI THIỆU VỀ CẤU TẠO CB

Khi xảy ra sự cố về điện, bạn cần ngắt toàn bộ hệ thống điện. Và việc này rất cần đến một thiết bị giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống. Đó chính là aptomat chống giật (hay còn gọi là CB). Vậy CB là gì? Nguyên tắc hoạt động của chúng ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ sau nhé.

  1. CB điện là gì?

CB là từ viết tắt của Circuit Breaker. Đây là thiết bị thường được dùng để đóng ngắt mạch điện, giúp bảo vệ hệ thống điện cùng các thiết bị điện trong mạch điện trong trường hợp quá tải, hay sụt áp, ngắn mạch…

CB được lắp với aptomat ở cầu dao tổng có tác dụng chống rò dòng, mang đến sự an toàn cho người sử dụng điện, tránh tình trạng bị điện giật.

Còn CB tổng được dùng để chống sấm chớp. Và tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lắp đặt CB 1 pha, 3 pha,…

  1. Cấu tạo CB

Các bộ phận cấu tạo CB gồm 4 phần, đó là: tiếp điểm, tiếp đến là hồ dập quang điện, và cơ cấu truyền động cắt CB, cuối cùng là móc bảo vệ.

Cụ thể:

– Tiếp điểm: CB thường có 2 cấp tiếp điểm (được gọi là tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc có loại còn được thiết kế thành 3 cấp tiếp điểm (bao gồm: tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ dập quang). Nguyên tắc hoạt động của tiếp điểm là:

– Khi đóng mạch, thì tiếp điểm hồ quang sẽ đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ và đến tiếp điểm chính.

– Khi ngắt mạch điện, các tiếp điểm sẽ hoạt động theo nguyên tắc ngược lại.

– Hộp dập hồ quang: CB thường có hai kiểu thiết bị hộp dập hồ quang.

– Kiểu nửa kín: kiểu này thường được đặt bên trong của vỏ kín CB, đồng thời có lỗ thoát khí. Chúng được sử dụng cho dòng điện không quá 50KA.

– Kiểu hở: được dùng cho dòng điện trên 50KA hoặc cho các điện áp lớn hơn 1000V.

– Cơ cấu truyền động cắt CB: có 2 cách truyền động cắt CB, đó là bằng tay hoặc bằng cơ điện.

– Truyền động cắt CB bằng tay được sử dụng đối với các dòng điện có điện mức dưới 600A.

– Truyền động cắt CB bằng cơ điện được sử dụng đối với các dòng điện có điện mức trên 1000A.

– Móc bảo vệ có chức năng bảo vệ các thiết bị điện tránh bị quá tải hay ngắn mạch. Móc bảo vệ gồm móc kiểu điện từ và kiểu rơ le điện. Tùy từng điều kiện lắp đặt thực tế mà móc bảo vệ có thể được dùng cho những dòng điện khác nhau.

  1. Tính năng của CB

– Chuyển mạch (đóng cắt)

– Bảo vệ chống ngắn mạch

– Bảo vệ chống quá dòng

– Bảo vệ chống dòng rò

– Bảo vệ quá tải…

CB có nhiều tính năng khác nhau, có thể có 1 hoặc nhiều tính năng kết hợp trong 1 sản phẩm. Điều đó phụ thuộc vào đó là loại CB gì! Ví dụ: Loại RCBO có 2 chức năng là bảo vệ chống dòng rò và bảo vệ quá dòng…

  1. Ứng dụng của CB

Ứng dụng của CB là gì? Ngày này các loại CB từ loại đơn giản đến phức tạp đã dần thay thế các thiết bị đóng cắt lỗi thời như cầu dao điện, cầu chì. Bạn sẽ bắt gặp chúng không chỉ trong dân dụng mà CB được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp. Từ các tòa nhà đến các cơ sở hạ tầng như bệnh viện, trường học, trung tâm dữ liệu, nhà máy, xí nghiệp…

Trên đây là những thông tin về CB mà điện Odi Morgan chia sẻ cho các bạn đọc góp 1 phần nào đó giúp các bạn có thế hiểu thêm về những công dung của một chiếc CB lúc đó giúp bạn nên cân nhắc nên lắp đặp CB cho hệ thống điện nhà mình hay không. Nếu bạn muốn lắp đặt một chiếc CB để bảo vệ hệ thông điện cũng như bảo đảm an toàn cho người thân trong gia đình mình, nếu bạn chưa tìm được cơ sỏ nào uy tín để mua các thiết bị điện, thiết bị điện gia dụng và đặc biệt là chiếc CB cho mình thì hãy đến với Odi Morgancủa chúng tôi, chúng tôi cung cấp các thiết bị điện chất lượng và uy tín nhất. Odi Morgan chúng tôi là đơn vị đối tác của những thương hiệu sản xuất thiết bị điện danh tiếng và uy tín như Panasonic, Nanoco, Schneider, Philips,..

Bên cạnh đó, Odi Morgan còn cam kết cung cấp đến khách hàng những sản phẩm có mức giá vô cùng cạnh tranh so với thị trường hiện nay, đồng thời mang đến khách hàng chất lượng chăm sóc khách hàng tốt nhất

 

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon