Chứng nhận Halal: 5 điều quan trọng nhất định phải biết!

Chứng nhận Halal: 5 điều quan trọng nhất định phải biết!

Chứng nhận Halal là gì?

Chứng nhận Halal theo tiếng Ả rập có nghĩa là hợp pháp hay hợp quy (được phép) chỉ về quy chuẩn tôn giáo mang tính phù hợp về chuẩn mực và giá trị của đạo Hồi, sự hợp pháp ở đây phải theo chuẩn của Kinh Qur’an.

Trái ngược với Halal (hợp pháp) chính là Haram là không cho phép (không được phép, kiêng kị), sự không cho phép, kiêng kị ở đây cũng phải theo quy chuẩn của kinh Qur’an. Ngoài ra, còn một số vật hoặc hành động không được xác định rõ ràng là Halal hay Haram sẽ được cho là Mashbooh (Nghi ngờ).

chung-nhan-halal

Chứng nhận Halal là xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và hội đủ điều kiện trong sản xuất và đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn Halal.

Theo người Hồi giáo, Halal và Haram bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Không đơn thuần là trong các lĩnh vực thực phẩm hay thuốc chữa bệnh. Mà còn bao quát các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội,… đều phải dựa trên Thiêng luật này.

Đối tượng áp dụng Halal

Theo báo cáo, thế giới có gần 2 tỷ người Hồi giáo với mức chi tiêu cho thực phẩm Halal dự báo là 1.400 tỷ USD vào năm 2020, dự báo sẽ tăng hơn 10 lần lên tới 15.000 tỷ USD vào năm 2050.

Thị trường Halal toàn cầu có tiềm năng rất lớn, trong đó có thực phẩm Halal. Thị trường Halal đang phát triển nhanh, ngoài thực phẩm còn mở rộng sang dược phẩm, mỹ phẩm,… tại khắp các châu lục từ châu Á, Trung Đông-châu Phi, cho tới châu Âu và châu Mỹ.

chung-nhan-halal

Các sản phẩm buộc phải đạt Chứng nhận Halal tại các thị trường Hồi giáo chia ra 5 loại chính:
  • Thực phẩm và đồ uống (không bao gồm rượu và bia, chất có cồn)
  • Thuốc chữa bệnh
  • Mỹ phẩm
  • Các sản phẩm thực phẩm chức năng

Đây là các sản phẩm thường có chứa nguyên liệu từ động vật hoặc các thành phần khác không được phép đối với tiêu dùng là người Hồi giáo. Hơn nữa, các tiêu chuẩn cho chứng nhận Halal không chỉ liên quan đến nguyên liệu của sản phẩm mà còn bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển.

Hầu hết các sản phẩm từ thực vật đều phải tuân theo tiêu chuẩn Halal nhưng nếu quy trình sản xuất sản phẩm đó bị nhiểm bẩn hoặc có sử dụng những chất cấm thì sản phẩm đó sẽ thành Haram.

Các chương trình chứng nhận Halal

Halal Jakim

  • Chứng chỉ Halal Jakim có thời hạn chứng nhận 1 năm.
  • Đối tượng áp dụng: thực hành áp dung cho tất cả các loại sản phẩm là thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, dịch vụ,… đều được chứng nhận.
  • Phạm vi xuất khẩu: có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Indonesia và GCC.

Chương trình GCC

  • Chứng nhận GCC chỉ áp dụng cho đánh giá sản phẩm, thực phẩm.
  • Chương trình đánh giá và chứng chỉ GCC này chỉ áp dụng hiệu lực trong  thị trường GCC.
  • Chứng nhận GCC có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp.
  • Thị trường GCC bao gồm các nước Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Bahrain, Yeme

Halal Mui

  • Chứng chỉ Halal Mui có giá trị 1 năm.
  • Chỉ đánh giá cho sản phẩm là nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc hương liệu.
  • Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Malaysia và GCC.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều chương trình chứng nhận cùng lúc để thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa.

05 nguyên tắc quan trọng để xác định là thực phẩm Halal

Điều 1: Định nghĩa “Thực phẩm Halal”

Theo luật của người Hồi Giáo định nghĩa “Thực phẩm Halal” là các loại thức ăn và đồ uống “được phép” sử dụng phù hợp với đặc tính của ngôn ngữ được gọi là “Halal”.

Điều 2: Tiêu chuẩn chung:

  1. Sản phẩm phải đảm bảo không có bất cứ nguyên liệu nào mà Luật hồi giáo cấm, hay không chấp nhận.
  2. Sản phẩm không được tiếp xúc với bất cứ phương tiện, thiết bị nào từ vật liệu mà Luật hồi giáo không cho phép, hay không chấp nhận trong suốt các khâu chuẩn bị, chế biến, vận chuyển và lưu kho.
  3. Trong suốt các khâu chuẩn bị, chế biến, vận chuyển, lưu kho sản phẩm đó không được tiếp xúc với bất cứ thực phẩm bổ dưỡng nào từ nguyên liệu mà Luật Hồi giáo không chấp nhận.

chung-nhan-halal

Điều 3: Phạm vi

1. Động vật:

Theo luật người Hồi giáo, tất cả thực phẩm và nguồn thực phẩm đều là Halal. Ngoại trừ thực phẩm sản xuất từ các loài động vật sau sẽ không chấp nhận và không được phép:

  • Mọi loài lợn và gấu hoang dã.
  • Mọi loài động vật ăn thịt có móng vuốt và răng trước như: sư tử, hổ, gấu và các loài khác tương tự.
  • Mọi loài chó, rắn và khỉ.
  • Chim săn mồi như: đại bàng, kền kền và các loài chim khác tương tự.
  • Các loài động vật mà theo luật hồi giáo không được giết như: kiến, ong và chim gõ kiến.
  • Các loài động vật gây hại như: chuột, động vật nhiều châm, bò cạp và các loài khác tương tự.
  • Các loài động vật mà bản chất con người nói chung là ghét hay ngại tiếp xúc như: chấy, ruồi và các loài khác tương tự.
  • Các loài động vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước. Các loài lưỡng cư như: ếch, cá sấu, và các loài khác tương tự.
  • Bất cứ loài động vật biển nào không có vẫy (loại gây hại và có chất độc).
  • Tiết hay thực phẩm có lẫn tiết.
  • Bất cứ loài động vật nào không được giết thịt theo đúng luật đạo hồi.
  • Bất cứ động vật nào sống ở biển và không được săn, bắt đúng luật đạo hồi. Không bắt sống từ dưới nước, hay chết do săn bắn.

2. Thực vật, thực phẩm, phụ gia:

Tất cả các loại thực phẩm hữu cơ và rau đều được phép. Trừ những loại liên quan đến các sắc lệnh có tính luật học tôn giáo. Vì có lẫn các thành phần gây hại, rượi hay chất gây say.

Về đồ uống, các loại đồ uống có rượu và bất cứ loại đồ uống gây hại và gây say nào cũng không được chấp nhận và là thực phẩm Haram.

Về phụ gia thực phẩm, tất cả các loại phụ gia thực phẩm làm từ các chất như đã đề cập ở Điều 3 coi như không được chấp nhận. Như, bất cứ loại thịt nấu đông nào từ da và xương lợn, hay giết thịt không đúng quy định của luật hồi giáo có tiếng kêu như quạ.

chung-nhan-halal

Điều 4: Giết mổ thịt động vật tuân theo quy định luật Hồi giáo

Giết thịt bất cứ động vật nào sống trên cạn cũng phải theo đúng quy định của luật đạo Hồi:

  • Giết thịt phải do người hồi giáo trung thực, hiểu biết về cách giết mổ của đạo hồi tiến hành.
  • Động vật bị giết thịt phải đúng Luật hồi giáo chấp nhận.
  • Trước khi giết, động vật phải sống và triệu chứng sống phải tồn tại trong động vật đó.
  • Thịt sau khi mổ phải được treo ngược lên để máu chảy ra hết. Thịt Halal là thịt không dính máu.
  • Ngay trước khi giết thịt, câu “Cầu thượng đế” “Besm-e-Allah” “In the Name of God” phải được đọc rõ.
  • Dụng cụ giết thịt phải làm bằng thép sắc.
  • Trong quá trình giết mổ, khí quản, thực quản, động mạch chính. Và tất cả các tĩnh mạch cuống họng phải cắt bỏ hoàn toàn.
  • Động vật phải quay mặt về Qibla (hướng người hồi giáo cầu nguyện, Mecca).

Điều 5: Những điều kiện cần thiết, hay nghĩa vụ đối với thực phẩm Halal

  • Biểu tượng Halal của Cơ quan chứng nhận thực phẩm Halal. Hay các biểu tượng tương tự phải có trên nhãn hàng.
  • Chứng nhận thực phẩm Halal phải còn hiệu lực.
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon