TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM-ISO22000

CHỨNG NHẬN ISO 22000 QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO? 

Chứng nhận ISO 22000 là chứng chỉ có giá trị quốc tế, nó như một lời cam kết của doanh nghiệp trong việc kiểm soát các mối nguy hiểm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng…

Giá trị của chứng nhận ISO 22000 có thể được thể hiện dưới các khía cạnh sau:

Chứng minh cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được triển khai nhằm chứng nhận hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về hệ thống trao đổi thông tin, hệ thống quản lý và kiểm soát rủi ro trong một doanh nghiệp. Chứng nhận ISO 22000 như một bằng chứng về an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và cung ứng thực phẩm.
Người tiêu dùng sẽ tin tưởng hơn đối với các Doanh nghiệp có hệ thống quản lý đạt ISO 22000.

Nâng cao năng lực của Doanh nghiệp trong quản lý thực phẩm.

ISO 22000 đưa ra các yêu cầu quản lý mà Doanh nghiệp cần phải thực hiện. Do đó, việc áp dụng ISO 22000 đồng thời sẽ giúp Doanh nghiệp có một hệ thống quản lý tốt hơn.
Bằng chứng là Doanh nghiệp sẽ bắt đầu quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn đối với các vấn đề: Quản lý nguyên vật liệu đầu vào; Quản lý Kế hoạch sản xuất; Quản lý kho; Quản lý nhân sự sản xuất; Quản lý thành phẩm; Quản lý về điều kiện nhà xưởng; Quản lý dụng cụ sản xuất….
Từ đó, Doanh nghiệp sẽ dần cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý chung cho Doanh nghiệp.

Yêu cầu bắt buộc khi tham gia đấu thầu; cung cấp thực phẩm trường học; khu công nghiệp…

Hiện nay, để chứng minh năng lực khi tham gia một số dự án đấu thầu.  Doanh nghiệp cần có một số giấy tờ liên quan đến lĩnh vực mình hoạt động.
Ví dụ: Giấy cơ sở đủ điều kiện; Giấy phép con; Giấy chứng nhận chuỗi thực phẩm an toàn. Giấy chứng nhận ISO 22000 hoặc HACCP trong lĩnh vực thực phẩm. Các giấy chứng nhận này như một minh chứng về năng lực quản lý an toàn thực phẩm của Doanh nghiệp.
Rất nhiều chủ đầu tư; trường học; bệnh viện; khu công nghiệp.. đều yêu cầu Doanh nghiệp cung cấp thực phẩm cho họ phải có Giấy chứng nhận ISO 22000.

Giấy chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế Giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ban hành 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có quy định.” Các doanh nghiệp đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP). Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.

Nghĩa là Doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không phải thực hiện xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Doanh nghiệp tham khảo tại quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (tại đây).

CÁC PHIÊN BẢN CỦA ISO 22000 

Sự hình thành của tiêu chuẩn ISO 22000

Trước đây, việc kiểm sooát về an toàn thực phẩm cũng đã được đặt ra trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc xây dựng 1 quy định, 1 văn bản hướng dẫn về việc quản lý thực phẩm chưa được đặt ra.
Năm 1969, Hệ thống các điều kiện tiên quyết để có thể sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm an toàn và phù hợp mục đích sử dụng đã được ra đời.
Đó chính  là HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points). Hay còn được gọi là Phương pháp phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn.
Năm 2005, kết hợp với các điều kiện tiên quyết và phương pháp HACCP cũng như nền tảng của tiêu chuẩn ISO 9000 (hệ thống quản lý chất lượng). Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO),  đã cho ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 22000 vào năm 2005.
ISO 22000:2005 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của tổ chức ISO về quản lý an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN ISO 22000:2007.

Phiên bản ISO 22000 mới nhất – ISO 22000:2018.

Ngày 19/6/2018, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 22000. Đó là tiêu chuẩn ISO 22200:2018 – Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm.
Tiêu chuẩn này thay thế cho phiên bản 2005 được ban hành ngày 01/09/2005.
ISO 22000:2018 được xây dựng dựa trên nền tảng của việc thực hành các nguyên tắc HACCP, GMP trong toàn chuỗi thực phẩm.
ISO 22000:2018 ra đời với nhiều điểm thay đổi so với phiên bản cũ. Tuy nhiên, ISO 22000:2018 cũng được xây dựng trên nền tảng cơ bản của ISO 22000:2005 nên việc triển khai, áp dụng, nâng cấp đối với các tổ chức đã áp dụng phiên bản 2005 tương đối thuận lợi.ISO 22000:2018 được ban hành thay thế cho tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Các tổ chức được chứng nhận sẽ có 03 năm kể từ ngày xuất bản để chuyển sang phiên bản mới./.

Thời gian chuyển đổi ISO 22000:2018 từ ISO 22000:2005

ISO 22000:2018 ban hành ngày 19/06/2018. Do đó, tiêu chuẩn cũ sẽ còn hiệu lực trong 03 năm tới.

Trong vòng 03 năm kể từ ngày tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được ban hành các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện chuyển đổi từ ISO 22000:2005 sang ISO 22000:2018. Hay nói cách khác tất cả giấy chứng nhận ISO 22000:2005 sẽ hết hiệu lực sau 3 năm từ ngày 19/06/2018. Tức là tới ngày 19/06/2021, tiêu chuẩn ISO 22000:2005 sẽ không còn hiệu lực. ISO 22000:2005 sẽ bị thay thế toàn bộ bởi Iso 22000 phiên bản 2018.

 

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon