TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI THEO SA 8000, SEDEX SMETA, BSCI, WRAP

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI THEO SA 8000, SEDEX SMETA, BSCI, WRAP

Trách nhiệm xã hội theo SA 8000

SA 8000  là tiêu chuẩn chứng nhận xã hội hàng đầu cho các nhà máy và tổ chức trên toàn cầu.
Nó được ban hành bởi Social Accountability International vào năm 1997.

Trong những năm qua, Tiêu chuẩn đã phát triển thành một khuôn khổ tổng thể giúp Doanh nghiệp thể hiện sự cống hiến của họ đối với sự đối xử công bằng của người lao động trong các ngành công nghiệp và ở bất kỳ quốc gia nào.

SA 8000 đo lường hiệu suất xã hội trong 08 lĩnh vực quan trọng đối với trách nhiệm xã hội tại nơi làm việc. Được gắn trên 01 hệ thống quản lý cho tất cả các lĩnh vực của Tiêu chuẩn.
Nó được đánh giá cao bởi các thương hiệu và các đối tác lớn. Vì SA 8000 thể hiện trách nhiệm xã hội cao nhất trong chuỗi cung ứng của họ, trong khi vẫn không làm mất đi lợi ích kinh doanh.

Tiêu chuẩn phản ánh các điều khoản lao động có trong các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Nó cũng tôn trọng, bổ sung và hỗ trợ luật lao động quốc gia trên toàn thế giới.

Hiện nay, các chính phủ luôn khuyến khích các Doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội. Vì vậy họ có chứng chính sách dành cho các công ty có chứng nhận SA 8000.

Phiên bản hiện tại của SA 8000 Standard là SA 8000: 2014.

CÁC YẾU TỐ CHÍNH CỦA TIÊU CHUẨN SA 8000

SA 8000 có 8 lĩnh vực quan trọng trong trách nhiệm xã hội và 01 yếu tố hệ thống quản lý. Bao gồm:

  • Lao động trẻ em
  • Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc
  • Sức khỏe và an toàn người lao động
  • Tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể
  • Phân biệt đối xử
  • Thực hành kỷ luật
  • Giờ làm việc
  • Lương và thù lao
  • Hệ thống quản lý

TIÊU CHUẨN SA 8000:2014 – Phiên bản mới nhất

SA 8000:2014 là phiên bản hiện tại của Tiêu chuẩn SA 8000. Nó đã thay thế SA8000: 2008 vào tháng 6 năm 2014. Các thay đổi quan trong nhất ở phiên bản này so với SA 8000: 2008 bao gồm:

Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc
Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng công nhân của họ không phải trả phí và chi phí việc làm.

Sức khỏe va sự an toàn

Doanh nghiệp phải có 01 Ban về sức khỏe và an toàn. Bao gồm đại diện lãnh đạo và công nhân. Ban này chịu trách nhiệm theo dõi các mối nguy về sức khỏe và an toàn.

Hệ thống quản lý

SA 8000:2014 tăng cường tầm quan trọng của một hệ thống quản lý . Hệ thống quản lý là tập hợp các chính sách, quy trình và tài liệu. Nó giúp tổ chức tích hợp các yêu cầu của Tiêu chuẩn SA 8000 vào sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp có thể tự mình đánh giá Trách nhiệm xã hội của mình. Hoặc thuê tổ chức đánh giá độc lập. Việc đánh giá nhằm đo lường hệ thống quản lý của tổ chức trong 10 lĩnh vực trong Trách nhiệm xã hội. Nó sẽ xác định sự phù hợp của Hệ thống tới đâu.

Tự đánh giá Trách nhiệm xã hội : Được hoàn thành bởi tổ chức xin chứng nhận SA8000, việc tự đánh giá cung cấp điểm số cơ bản cho sự trưởng thành của hệ thống quản lý của tổ chức.

Đánh giá độc : Được hoàn thành bởi một tổ chức chứng nhận được công nhận, việc đánh giá độc lập giúp tổ chức xác định điểm mạnh và điểm yếu trong hệ thống quản lý của mình.

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN SA 8000
Chứng nhận SA 8000 là bằng chứng cho sự tuân thủ của tổ chức đối với Tiêu chuẩn SA 8000.

Một số lợi ích của của tổ chức khi được chứng nhận SA 8000 là:

  • Hệ thống quản lý toàn diện để duy trì việc tuân thủ Tiêu chuẩn
  • Sự tham gia tích cực của Công nhận trong toàn bộ Doanh nghiệp
  • Tăng cường sự hợp tác giữa các phòng ban
  • Nâng cao hình ảnh và năng lực với các đối tác.
  • Chứng tỏ khả năng đảm bảo các quy định pháp luật về lao động.
  • Mặc dù chứng nhận được công nhận là bằng chứng về sự phù hợp của Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn SA 8000. Nhưng không có nghĩa là Doanh nghiệp có thể dừng duy trì các hoạt động về trách nhiệm xã hội.  Doanh nghiệp cần nỗ lực cải thiện điều kiện lao động. Bao gồm hợp tác công bằng giữa người mua và nhà cung cấp. Đào tạo công nhân và quản lý, nâng cao năng lực, sự tham gia các bên liên quan và nhiều công cụ khác để cải thiện hệ thống và hợp tác.

Trách nhiệm xã hội theo SEDEX Smeta

Năm 2006, Sedex lần đầu tiên triệu tập một mạng lưới toàn cầu của Nhóm các tổ chức đánh giá Sedex (AAGs) – các nhóm làm việc để đánh giá đạo đức kinh doanh / trách nhiệm xã hội, dựa trên và giúp định hình thực hành tốt trên toàn cầu. Nhóm AAG bao gồm các công ty đánh giá thương mại, các đơn vị đánh giá độc lập, người mua và nhà cung cấp là thành viên của Sedex và các tổ chức NGO.Các nhóm AAGs đã phát triển chương trình Đánh giá đạo đức kinh doanh của các thành viên của Sedex (Sedex Member Ethical Trade Audit – SMETA) – một  quy trình đánh giá kết hợp thực hành tốt trong kỹ thuật đánh giá đạo đức vào một cách tiếp cận tổng thể.

SMETA được thiết kế để giảm sự trùng lặp của các nỗ lực trong việc đánh giá đạo đức kinh doanh và đã trở thành một trong những phương pháp tiếp cận đánh giá được chấp nhận và phổ biến nhất trên thế giới Sedex là một tổ chức bao gồm các thành viên hoạt động phi lợi nhuận với mục đích hoạt động nhằm định hướng cải tiến đạo đức kinh doanh và trách nhiệm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Cho tới nay Sedex đã phát triển hơn 27 000 thành viên, 23 lĩnh vực và có mặt ở hơn 150 quốc gia.

Sedex cung cấp cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép các thành viên để lưu trữ, chia sẻ và báo cáo về thông tin trên bốn lĩnh vực chính:
– Tiêu chuẩn Lao động
– Sức khỏe và an toàn
– Môi trường
– Đạo đức kinh doanh.

Sedex cho phép đánh giá viên sử dụng nền tảng hợp tác của mình theo những cách sau:

  1. Đánh giá viên độc lập có thể đăng ký một tài khoản đánh giá miễn phí được cung cấp các chức năng hệ thống cơ bản để cập nhật và quản lý các cuộc đánh giá được tiến hành và được đăng tải tải lên bởi các đánh giá viên độc lập.
  2. Các công ty đánh giá chứng nhận có thể truy cập vào hệ thống chức năng bổ sung bao gồm khả năng cập nhật và quản lý dữ liệu đánh giá tại nhiều địa điểm
    từ một tài khoản của trung tâm.

Lợi ích tham gia Sedex

– Sedex tổ chức phi lợi nhuận cam kết cải tiến liên tục của các thực hành đạo đức và có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng.

– Sedex thúc đẩy chia sẻ để giảm bớt gánh nặng thủ tục đối với các nhà cung cấp khi giao dịch với nhiều nhà bán lẻ / khách hàng đòi hỏi phải đánh giá dữ liệu trách nhiệm xã hội. Các nhà cung cấp có thể tải lên kết quả đánh giá và chia sẻ với khách hàng của họ, tránh việc lặp lại, thủ tục hành chính, số lần đánh giá chi phí để giúp giảm chi phí.

– Sedex cũng cho phép chia sẻ các thực hành tốt tại nơi đánh giá: chứng nhận nơi đánh giá có thể được tải lên, chi tiết của chương trình đào tạo, tham gia các dự án cộng đồng và phi chính phủ, ví dụ điển hình trong báo cáo đánh giá.

Các thành viên của Sedex bao gồm các thương hiệu toàn cầu hàng đầu và hàng ngàn nhà cung cấp đã đăng ký ở hơn 150 quốc gia. Các cơ sở thành viên đang phát triển đáng kể mỗi tháng và một số lượng ngày càng tăng sự quan tâm của khách hàng đối với Sedex.

Mục đích của tiêu chuẩn Sedex – Smeta

Nói chung, một công ty tham gia chương trình chứng nhận GOTS phải tuân thủ tất cả các yêu cầu. Người mua có thể xem và quản lý thông tin về đạo đức tất cả các nhà  cung cấp của họ ở một nơi an toàn. Các nhà cung cấp có thể nhập thông tin về trách nhiệm xã hội của họ và chọn chia sẻ nó với nhiều khách hàng trên Sedex.

10 Yêu cầu chính của tiêu chuẩn Sedex – Smeta

  1. Lao động cưỡng bức
    2. Tự do hiệp hội
    3. Sức khỏe và an toàn
    4. Lao động trẻ em và lao động trẻ
    5. Mức lương căn bản
    6. Giờ làm việc
    7. Phân biệt đối xử
    8. Nhà thầu phụ, làm việc tại nhà, gia công ngoài
    9. Kỷ luật
    10.Các vấn đề khác
    – Quyền làm việc, di cư và cơ quan lao động
    – Môi trường
    – Thực hành kinh doanh

 

Trách nhiệm xã hội theo BSCI

BSCI (Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh) ra đời năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Phù hợp với các Công ước ILO, Công ước Quốc tế về Quyền Con người của Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em và về việc loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Bản khế ước Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc và Hướng dẫn của OECD dành cho các Doanh nghiệp Đa Quốc gia và các Hiệp định quốc tế liên quan khác, Bộ Qui tắc Ứng xử của BSCI nhằm hướng đến đảm bảo sự tuân thủ với các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cụ thể. Khi các công ty ký kết tuân thủ theo Bộ Qui tắc Ứng Xử BSCI nghĩa là trong phạm vi ảnh hưởng của mình các công ty cam kết thừa nhận các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường qui định trong Bô Qui tắc Ứng xử này và đảm bảo trong các chính sách của mình sẽ có các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện và tuân thủ. Ngoài ra, các công ty cung ứng phải đảm bảo Bộ Qui tắc Ứng xử này cũng sẽ được tuân thủ bởi các nhà thầu phụ của mình có tham gia trong các quy trình sản xuất từ các giai đoạn bắt đầu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành. Các yêu cầu chính của BSCI bao gồm:

  1. Tuân thủ pháp luật
  2. Tự do lập Hội và Quyền Thương lượng Tập thể
  3. Cấm Phân biệt đối xử
  4. Lương bổng
  5. Thời Giờ làm việc
  6. An toàn & Sức khỏe tại nơi làm việc
  7. Cấm sử dụng lao động trẻ em
  8. Cấm cững bức lao động và các biện pháp kỷ luật
  9. Các vấn đề về an toàn và môi trường
  10. Hệ thống quản lý

Những yêu cầu triển khai BSCI

  1. Trách nhiệm của Ban quản lý

– Thông báo cho ban quản lý và các nhà cung ứng về nội dung của Bộ quy tắc ứng xử BSCI.

– Thành lập một bộ phận trong cơ cầu tổ chức của công ty để phụ trách tất cả các vấn đề liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử BSCI

– Bổ nhiệm một hoặc nhiều nhân viên trong Ban quản lý để phụ trách triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử BSCI

– Kiểm tra, giám sát sự tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI của công ty và triển khai thực hiện các thay đổi cần thiết tạo các đơn vị, cơ sở sản xuất của công ty

  1. Ý thức của người lao động

– Tuyên bố sự ủng hộ của ban quản lý đối với các nguyên tắc qui định trong Bộ quy tắc ứng xử BSCI với toàn thể ngường lao động và hướng dẫn cho người lao động của mình và của các nhà thầu phụ về nội dung của Bộ quy tắc ứng xử BSCI. Công ty phải cho dịch toàn bộ Bộ quy tắc ứng xử BSCI và treo dán ở những nơi nổi bật trong nhà máy. Người lao động cũng phải được phổ biến bằng lời về các thông tin liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử BSCI bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được.

– Đào tạo, huấn luyện người lao động thường xuyên về an toàn trong môi trường làm việc và về tác động của các hoạt động của họ đối với xã hội và môi trường.

  1. Lưu giữ hồ sơ

– Lưu giữ hồ sơ về tên, tuổi, thời giờ làm việc và lương bổng chi trả cho toàn thể lao động và đảm bảo các hồ sơ, giấy tờ này luôn sẵn có để trình cho các chuyên gia kiểm tra của BSCI khi họ yêu cầu.

– Lập hồ sơ và lưu giữ về các vị trí hay khu vực có nguyên vật liệu nguy hiểm, hóa chất độc hại và các mối nguy tiềm ẩn khác.

– Kiểm tra, giám sát và bảo dưỡng các thiết bị bảo hộ an toàn của máy móc và nguyên vật liệu.

– Cập nhật tài liệu, hồ sơ về các yêu cầu và luật định liên quan

  1. Khiếu nại và hảnh động khắc phục

– Bổ nhiệm một nhân viên phụ trách xử lý các đơn thư khiếu nại các vấn đề liên quan đến BSCI.

– Lập hồ sơ và tiến hành điều tra nội dung trong các đơn thư khiếu nại do người lao động hoặc do bên thứ ba gởi liên quan đến BSCI, và sau khi điều tra cần phải thông tin lại bản chất của vấn đề có thật hay không và các biện pháp khắc phục cần thiết để giải quyết các vấn đề đó.

– Tạo điều kiện và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để triền khai thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết

– Không sa thải hay áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật khác chống lại người lao động đã có hành động cung cấp thông tin liên quan đến việc tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI

  1. Các nhà cung ứng và các nhà thầu phụ

– Xem xét các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội và tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI như một điều kiện để ký kết hợp đồng với các nhà cung ứng

– Yêu cầu các nhà cung ứng báo cáo thường xuyên về việc tiến hành triễn khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử BSCI

  1. Kiểm tra, Giám sát

– Cung cấp cho thành viên của BSCI tất cả những thông tin liên quan đến các hoạt động và tất cả các địa điểm sản xuất của họ

– Cho phép các đợt kiểm tra tất cả các nhà máy, cơ sở sản xuất hàng hóa của họ và của tất cả cáp nhà thầu phụ vào bất cứ thời điểm nào dù có báo trước hay không có báo trước- được tiến hành bởi các tổ chức đại diện cho các thành viên của BSCI

Hậu quả của việc không tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI

Nếu một nhà cung ứng không đáp ứng được các tiêu chuẩn của Bộ quy tắc ứng xử BSCI, và nếu không thống nhất được giải pháp nào để triển khai thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý, thì thanh viên của BSCI có thể sẽ lựa chọn các hành động sau đây như tạm dừng đơn hàng đang sản xuất hiện tại, hủy bỏ các hợp đồng liên quan, đình chỉ các hợp đồng trong tương lai và/ hoặc chấm dứt quan hệ kinh doanh với nhà cung ứng đã không tuân thủ. Nếu kết quả của một đợt kiểm tra cho thấy không có sự tuân thủ đầy đủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI, thì nhà cung ứng phải triển khai thực hiện ngay các hành động khắc phục như đã hướng dẫn, không được trì hoãn. Nhà cung ứng sẽ phải thống nhất với nhân viên kiểm tra về khoảng thời gian để triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục này, tuy nhiên không vượt quá 12 tháng. Trong trường hợp, nếu có một nhà cung ứng đã bị gạt bỏ trong quá khứ do đã không tuân thủ nhưng sau đó thấy mình có thể tuân thủ đề đủ các qui định trong Bộ quy tắc ứng xử BSCI, thì nguyên tắc quan hệ kinh doanh có thể được kết nối lại.

 

Trách nhiệm xã hội theo WRAP

WRAP là gì ?

Theo tài liệu thì tiêu chuẩn WRAP là từ viết tắt của Worldwide Responsible Accredited Production – Sản xuất được công nhận trách nhiệm toàn cầu. là một tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứng xử, được thực hiện và kiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằng hoạt động của các nhà sản xuất đúng nguyên tắc ứng xử theo một quy tắc gắn kết và bao hàm toàn diện.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA WRAP?

Bộ tiêu chuẩn WRAP có thể được áp dụng cho mọi tổ chức và doanh nghiệp không phân biệt vào loại hình, quy mô và sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Bất cứ tổ chức nào cũng có thể áp dụng tiêu chuẩn WRAP cho lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Kể từ khi WRAP được biết đến như một chương trình thực hành thông dụng trong chuỗi cung ứng sản phẩm, khoảng hai thập kỷ trước, mô hình chứng nhận tuân thủ trách nhiệm xã hội này vẫn đang được điều chỉnh phù hợp, cùng với các phương pháp tiếp cận được xây dựng dựa trên các công ước ILO, luật pháp địa phương để xác định các yêu cầu cụ thể trong việc thiết lập sự tuân thủ. Đặc biệt là ở một số các khu vực, mô hình này đã có tác động mạnh đáng kể.

Các nhà máy trên khắp thế giới nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của thực hành trách nhiệm xã hội và an toàn lao động cho công nhân trong sản xuất. Thực hiện tốt hơn về các vấn đề như lao động trẻ em, dù vẫn còn rất nhiều việc cần chấn chỉnh nhưng về tổng thể, các nhà máy hiện nay là nơi làm việc an toàn hơn cho người lao động.

Phần lớn những thành công này là một trong những đóng góp không nhỏ của mô hình đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội đã tồn tại trong hai thập kỷ qua.

12 nguyên tắc chủ yếu của WRAP

WRAP chứng nhận rằng các sản phẩm được sản xuất phù hợp với 12 nguyên tắc chủ yếu sau:

  • Luật pháp và quy tắc nơi làm việc
  • Lao động cưỡng bức
  • Lao động trẻ em
  • Ngăn cấm quấy rối và ngược đãi
  • Bồi thường và phúc lợi
  • Giờ làm việc
  • Phân biệt đối xử
  • Sức khoẻ và an toàn môi trường làm việc
  • Tự do hiệp hội và thoả thuận tập thể
  • Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuẩn về môi trường
  • Thực hiện đúng thủ tục thuế quan
  • An ninh

LỢI ÍCH CỦA WRAP

Nhằm nâng cao sự tin tưởng của khách hàng, đối tác và các bên quan tâm khác.
Khẳng định cam kết của lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp trong việc thực hiện áp dụng, duy trì và cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm đảm bảo người lao động được quyền lợi khi được làm việc trong một môi trường an toàn, đảm bảo các điều kiện cần thiết và sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng công việc đáp ứng với các yêu cầu.
Đáp ứng với yêu cầu của pháp luật đối với những yêu cầu bắt buộc của luật định.
Nâng cao hình ảnh, văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu.
Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ như một điều kiện để cung cấp.
Loại bỏ rào cản xuất khẩu sang các khu vực Châu Âu: Mỹ, Anh….

QUÁ TRÌNH CHỨNG NHẬN WRAP

Để đạt được chứng nhận các nhà sản xuất phải hoàn thành quá trình gồm 3 bước:

Bước 1: Đăng ký và tự đánh giá theo chương trình chứng nhận WRAP
Nhà sản xuất đệ trình mẫu đăng ký và nộp lệ phí cho WRAP. WRAP cung cấp cho nhà sản xuất sổ tay tự đánh giá và giám sát. Nhà sản xuất phải đáp ứng việc tuân thủ các yêu cầu.
Bước 2: Yêu cầu đối với đánh giá tuân thủ WRAP – Giám sát độc lập
Nhà sản xuất lập kế hoạch làm việc tại chỗ cho việc đánh giá bởi một giám sát viên độc lập được công nhận chính thức. Giám sát viên này sẽ thẩm tra việc tuân thủ tại nhà sản xuất với các nguyên tắc sản xuất.
Bước 3 – Chứng nhận WRAP – Xem xét cuối cùng
Giám sát viên đệ trình báo cáo đánh giá và thư giới thiệu đến WRAP về đánh giá tuân thủ các nguyên tắc. WRAP phát hành chứng nhận cho nhà sản xuất đủ điều kiện.

 

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon