Kiểm định audit đánh giá an toàn nhà xưởng, nhà máy

Kiểm định audit đánh giá an toàn nhà xưởng, nhà máy

Kiểm định nhà máy, nhà xưởng khi audit nhà máy (vendor audit/ factory audit/ supplier audit) là công tác kiểm định kết cấu nhằm đánh giá khả năng chịu lực và an toàn công trình.

Yêu cầu của luật hay của khách hàng? Khi nào thì cần giấy tờ này?

– Việc đánh giá độ an toàn nhà máy, nhà xưởng căn cứ theo yêu cầu của khách hàng (người mua) để đánh giá nhà cung cấp trước khi mua hàng. Thông thường, khách hàng (người mua) là các tập đoàn toàn cầu – họ có tiêu chuẩn riêng cho việc đánh giá nhà cung cấp.

– Khi khách hàng (người mua) nghi ngờ về chất lượng nhà xưởng hoặc nhà cung cấp muốn đảm bảo độ an toàn của công trình. Họ sẽ thuê một tổ chức có thẩm quyền được Bộ Xây Dựng công nhận để kiểm tra, chứng nhận độ an toàn nhà máy, nhà xưởng, kết hợp với các điều kiện khác sẽ đánh giá khả năng sản xuất của nhà máy.

Bao lâu thì cấp lại giấy chứng nhận an toàn công trình này?

– Chu kỳ kiểm tra định kỳ kết cấu được quy định như sau (theo TCVN 9343:2012 – Hướng dẩn công tác bảo trì):

+ Công trình đặc biệt quan trọng: 2 đến 3 năm.

+ Công trình thường xuyên có rất đông người làm việc hoặc qua lại: 3 đến 5 năm.

+ Công trình công nghiệp và dân dụng khác: 5 đến 10 năm.

+ Công trình thường xuyên chịu ăn mòn khí hậu biển và ăn mòn hóa chất: 1 đến 2 năm.

– Tuy nhiện, chu kỳ kiểm tra định kỳ còn căn cứ vào trạng thái của kết cấu, hiện trạng, nhu cầu sử dụng của công trình.

– Khi công trình có thay đổi công năng sử dụng hoặc có những biểu hiện bất thường (lún, nghiêng, nứt …) thì cần kiểm tra, đánh giá lại.

Giấy chứng nhận an toàn công trình sau khi kiểm định nhà xưởng theo yêu cầu audit

Có Luật nào quy định cần giấy chứng nhận an toàn công trình này không?

– Giấy chứng nhận chất lượng công trình xây dựng thể hiện độ an toàn chịu lực của công trình và là căn cứ để đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

– Việc kiểm định chất lượng công trình và cấp giấy chứng nhận căn cứ theo thông tư hướng 10/2021/TT-BXD hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động ngày 15/05/2016 của chính phủ, và các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

Kiểm định nhà máy, nhà xưởng và giấy chứng nhận an toàn công trình này có liên quan gì đến ISO không?

– Công tác kiểm định này để đánh giá độ an toàn chịu lực của kết cấu công trình để phục vụ công tác đánh giá khả năng sản xuất của nhà máy, công tác này không liên quan đến ISO.

Quy trình kiểm định nhà máy của ICCI

ICCI – Công ty kiểm định xây dựng uy tín và chất lượng

Năm 2007 đánh dấu sự ra đời của Công ty Cổ phần Tư vấn Kiểm định Xây dựng Quốc Tế (ICCI) tại Tp Hồ Chí Minh. Đến năm 2013, ICCI đã bắt đầu mở rộng thị trường ra khu vực miền bắc, miền trung. ICCI được thành lập bởi Chủ tịch Nguyễn Thế Dũng, người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành Xây dựng Việt Nam.

Sở hữu phòng thí nghiệm LAS-XD 203 được cơ quan có thẩm quyền công nhận và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, máy móc thiết bị hiện đại, ICCI tự hào với bề dày kinh nghiệm về lĩnh vực kiểm định xây dựng nói chung và kiểm định nhà xưởng ngành may mặc, thời trang, giày da, túi xách nói riêng.

ICCI được Bộ Xây Dựng – Cục Quản Lý Hoạt động Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt được xây dựng, là Công ty chuyên Kiểm định xây dựng, kiểm định nhà xưởng Hạng 1 trên toàn quốc, khắp các khu vực Bắc – Trung – Nam Với tiêu chí thực hiện là nhanh chóng, trung thực, chuyên môn phù hợp, đúng quy định và nâng cao chất lượng dịch vụ.

 

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon