Các bước triển khai ISO 50001

Các bước triển khai ISO 50001

Bước 1: Xây dựng chính sách năng lượng:

Chính sách năng lượng là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý năng lượng của tổ chức sao cho tổ chức có thể cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng của mình. Chính sách cần phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc tuân thủ theo các yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng, cam kết nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và không ngừng cải tiến. Đây là bước đầu tiên và là nền tảng để xây dựng và thực hiện HTQLNL. Chính sách năng lượng phải được xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống được thực hiện và đầy đủ.

Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý năng lượng:

Đây là bước cơ bản trong việc xây dựng HTQLNL. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:

– Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về năng lượng mà tổ chức/ doanh nghiệp phải tuân thủ, các yêu cầu này có thể bao gồm: Các yêu cầu pháp luật của quốc tế, quốc gia; các yêu cầu pháp luật của khu vực/tỉnh/ngành; các yêu cầu pháp luật của chính quyền địa phương.

– Xem xét việc sử dụng năng lượng nhằm xác định hiện trạng sử dụng năng lượng của tổ chức từ đó đánh giá và xác định những công đoạn tiêu thụ năng lượng đáng kể nhằm tìm ra những cơ hội cải tiến.

– Dựa trên kết quả của việc xem xét sử dụng năng lượng để xác định chỉ thị về hiệu suất năng lượng và đường cong sử dụng năng lượng. Chỉ số hiệu suất năng lượng và đường cong sử dụng năng lượng sẽ là thước đo độ hiệu quả của việc cải tiến HTQLNL.

– Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý năng lượng. Mỗi chương trình cần mô tả cách thức để tổ chức đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình, bao gồm cả thời gian, các nguồn lực cần thiết và người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình này.

Bước 3. Thực hiện và điều hành

Đây là giai đoạn đưa HTQLNL vào hoạt động. Những thông tin đầu ra của bước lập kế hoạch sẽ được sử dụng trong việc thực hiện và điều hành. Các công việc cần thực hiện gồm có:

– Xác định nhu cầu đào tạo, tiến hành đào tạo, nâng cao nhận thức cho ban lãnh đạo cũng như người lao động.

– Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ cũng như bên ngoài liên quan đến hệ thống quản lý năng lượng.

– Xây dựng và kiểm soát hệ thống tài liệu, hồ sơ phục vụ cho việc kiểm soát hệ thống quản lý môi trường cũng như cung cấp thông tin đầu vào cho việc xem xét của lãnh đạo sau này.

– Xác đinh và tiến hành kiểm soát đối với các hoạt động của tổ chức liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng đáng kể để đảm bảo các hoạt động này được tiến hành trong những điều kiện riêng biệt.

– Các cơ hội để cải tiến hiệu suất sử dụng năng lượng cần được xem xét trong quá trình thiết kế hoặc mua hàng của tổ chức.

Bước 4: Kiểm tra:

Giai đoạn này nhằm đánh giá tính hiệu quả của hệ thống và cung cấp dữ liệu cho xem xét của lãnh đạo. Giai đoạn này gồm các công việc:

– Giám sát, đo lường và phân tích các yếu tố của HTQLNL nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với các tiêu chí đã đặt ra.

– Đánh giá sự tuân thủ đối với luật định hoặc các quy định khác mà tổ chức phải thực hiện.

– Tiến hành định kỳ đánh giá nội bộ trong tổ chức để đảm bảo hệ thống phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 50001.

– Tiến hành xác định các đểm không phù hợp đã có hoặc có thể xảy ra, thực hiện sự khắc phục cần thiết, tiến hành các hành động khắc phục và hành động phòng ngừa.

– Có quy trình kiểm soát hồ sơ

Bước 5: Xem xét của lãnh đạo:

Ban lãnh đạo của tổ chức cần định kỳ tiến hành xem xét dựa vào những dự liệu đo lường trong quá trình vận hành, kết quả đánh giá nội bộ, mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra từ đó đưa ra những thay đổi trong HTQLNL để phù hợp với tình hình mới.

Các tài liệu hướng dẫn thực hiện áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001

Khi hoàn thiện, các tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản và thông tin cần thiết để hỗ trợ cho việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001. Với việc giải quyết những khái niệm cốt lõi quan trọng trong tiêu chuẩn ISO 50001, những tài liệu hướng dẫn này sẽ giúp các cán bộ, nhân viên trong các nhà máy công nghiệp áp dụng hiệu quả hơn với tiêu chuẩn ISO 50001

– ISO 17588, 17570 và 17580 đề cập đến vấn đề lựa chọn, thiết lập và duy trì các chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI), các đường cơ sở năng lượng tương ứng, cũng như cách thức đo lường & kiểm tra. Các tài liệu này có thể sẽ bao gồm các bước lựa chọn các chỉ số hiệu quả năng lượng, phát triển các đường cơ sở năng lượng, các đặc trưng của các khu vực/ thiết bị sử dụng năng lượng đáng kể, và các lý do thích đáng thể thay đổi đường cơ sở năng lượng. Ông Joe Almaguer, một thành viên của Tập đoàn tư vấn kỹ thuật Hoa Kỳ cho biết “các tài liệu hướng dẫn cần phải được các đối tượng sử dụng luôn luôn ghi nhớ để đảm bảo được hiệu quả tối đa trong việc hỗ trợ các tổ chức quản lý hiệu quả năng lượng và cải tiến thường xuyên.

– ISO 50003 sẽ cung cấp hướng dẫn đánh giá sự phù hợp Hệ thống quản lý năng lượng, một phần quan trọng để có thể phù hợp với tiêu chuẩn ISO 50001. Tài liệu này sẽ chỉ ra những nguyên lý cơ bản trong quá trình đánh giá và yêu cầu năng lực đối với các cán bộ tham gia vào quá trình đánh giá (bao gồm các chuyên gia đánh giá và các cán bộ khác). ISO 50003 bao gồm kế hoạch đánh giá, lựa chọn đoàn đánh giá, thời điểm đánh giá và báo cáo đánh giá.

– ISO 50004 sẽ đưa ra những hướng dẫn thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý năng lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 50001. Tài liệu này sẽ bao gồm nhiều nội dung khác nhau như xác định phạm vi hệ thống quản lý năng lượng, trách nhiệm quản lý, nhận biết các khu vực/ thiết bị sử dụng năng lượng đáng kể, xác định các cơ hội cải tiến, năng lực nhân sự, truyền thông, quy trình, giám sát, thực hiện đánh giá nội bộ, sự không phù hợp, hành động khắc phục và xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý năng lượng.

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon