Các bước triển khai IATF 16949

Tương tự quá trình triển khai các hệ thống quản lý dựa trên các tiêu chuẩn như ISO 9001, quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo IATF 16949 cũng tuân theo nguyên lý PDCA (Plan-Do-Check-Act) – chúng tôi giới thiệu các bước triển khai IATF 16949 như sau:

  1.  Chuẩn bị

– Xác định mục đích, phạm vi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng;

– Lập Ban chỉ đạo triển khai IATF 16949;

– Bổ nhiệm các vị trí trách nhiệm theo yêu cầu tiêu chuẩn, gồm Đại diện Lãnh đạo về chất lượng (QMR/ Quality Management Representative);

– Đại diện khách hàng (CR/ Customer Representative), và phân công trách nhiệm Thư ký thường trực (khi cần thiết);

– Đào tạo nhận thức chung về IATF 16949;

– Đánh giá thực trạng theo yêu cầu IATF 16949 (Gap analysis);

– Lập kế hoạch thực hiện (gồm kế hoạch tổng thể triển khai ISO/TS 16949 và kế hoạch chi tiết triển khai giai đoạn xây dựng hệ thống văn bản);

– Chuẩn bị và phân bổ nguồn lực cần thiết để triển khai xây dựng, thực hiện hệ thống.

  1. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng

– Đào tạo nhận thức và diễn giải về các yêu cầu của IATF 16949

– Hướng dẫn thiết lập tài liệu;

– Thiết lập hệ thống tài liệu QMS

– Đào tạo hiểu và áp dụng 5 core tool

– Hướng dẫn kỹ năng thực hành 05 công cụ thiết yếu khi thực hiện IATF 16949 – 5 Core Tools, bao gồm:

+ Hoạch định chất lượng sản phẩm nâng cao – APQP (Advanced Product Quality Planning)

+ Quá trình phê duyệt sản xuất sản phẩm – PPAP (Production Part Approval Process)

+ Phân tích các hệ thống đo lường – MSA (Measurement Systems Analysis)

+ Mô hình sai lỗi và phân tích tác động – FMEA (Failure Mode and Effect Analysis)

+ Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê – SPC (Statistical Process Control));

– Kỹ năng giải quyết vấn đề;

– Kỹ năng làm việc nhóm…

  1. Triển khai áp dụng

– Ban hành, hướng dẫn áp dụng các quá trình của hệ thống quản lý.

– Triển khai, giám sát việc áp dụng tại các bộ phận;

– Xem xét và cải tiến các quy trình, tài liệu nhằm đảm bảo kiểm soát công việc một cách thuận tiện, hiệu quả.

  1. Đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo

– Đào tạo kỹ năng đánh giá viên nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo IATF 16949;

– Lập kế hoạch và tiến hành đánh giá nội bộ (đánh giá hệ thống QMS, đánh giá quá trình sản xuất, đánh giá sản phẩm);

– Khắc phục, cải tiến hệ thống sau đánh giá;

– Thực hiện xem xét của lãnh đạo về chất lượng.

  1. Đăng ký và đánh giá chứng nhận

– Đánh giá trước chứng nhận (Pre-audit) (tùy chọn);

– Đánh giá chứng nhận giai đoạn 1 (Readiness review);

– Hành động khắc phục, cải tiến;

– Kiểm tra xác nhận lại để khẳng định sự sẵn sàng của hệ thống sau khi đánh giá giai đoạn 1;

– Đánh giá chứng nhận giai đoạn 2 (Certification audit);

– Hành động khắc phục, cải tiến;

– Nhận chứng chỉ IATF 16949 (có hiệu lực trong 3 năm);

– Duy trì, cải tiến liên tục hệ thống và chịu sự giám sát định kỳ (12 tháng) của tổ chức chứng nhận.

 

 

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon