Bộ quy tắc ứng xử BSCI bao gồm những gì?

Bộ quy tắc ứng xử BSCI bao gồm những gì?

 

Muốn áp dụng BSCI thì việc tuân thủ bộ quy tắc ứng xử BSCI là điều bắt buộc mỗi tổ chức, doanh nghiệp cần phải thực hiện. Vậy bộ quy tắc ứng xử BSCI bao gồm những gì? ODI MORGAN sẽ liệt kê chi tiết trong bài viết này.

11 quy tắc của bộ quy tắc ứng xử BSCI

 Quyền Tự do lập Hiệp hội và Quyền đàm phán tập thể

Mỗi nhân sự trong công ty đều có quyền thành lập, gia nhập vào tổ chức công đoàn do họ lựa chọn và có quyền thương lượng tập thể với chủ doanh nghiệp, lãnh đạo cấp trên.

Doanh nghiệp không được quyền can thiệp vào việc thành lập, hoạt động hay điều hành các tổ chức của người lao động thành lập. Ngược lại, phải tôn trọng quyền này, đưa ra thông báo chính thức và đảm bảo rằng việc đó sẽ không dẫn đến bất kỳ hậu quả tiêu cực nào đối với họ hay sự trả thù của doanh nghiệp.

 Không phân biệt đối xử

Trong bộ quy tắc ứng xử BSCI, doanh nghiệp cần đảm bảo không có sự phân biệt đối xử, khai trừ hay ưu tiên đặc biệt nào trong việc tuyển dụng, thù lao, đào tạo, thăng chức, chấm dứt hợp đồng hoặc nghỉ hưu dựa trên giới tính, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp, ngày sinh, nền tảng xã hội, khuyết tật, nguồn gốc dân tộc và quốc gia, quốc tịch, tư cách thành viên trong các tổ chức của người lao động( bao gồm công đoàn, đảng phái chính trị) hoặc ý kiến, khuynh hướng tình dục, trách nhiệm gia đình, tình trạng hôn nhân hoặc bất kỳ điều kiện nào khác có thể dẫn đến phân biệt đối xử.

Người lao động không bị sách nhiễu hoặc kỷ luật, phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào nêu trên.

 Thù lao công bằng

Doanh nghiệp phải tuân thủ mức lương tối thiểu do chính phủ quy định hoặc các tiêu chuẩn ngành đã được phê duyệt trên cơ sở thương lượng tập thể, để công nhân có cuộc sống đầy đủ, lo được cho bản thân và gia đình.

Tiền lương phải được trả đúng hạn, đầy đủ. Mức lương chi trả theo đúng kỹ năng, trình độ của người lao động, xứng đáng với những gì họ bỏ ra. Việc khấu trừ lương chỉ được thực hiện trong mức độ cho phép của pháp luật hoặc được ấn định bởi các thỏa thuận tập thể.

 Giờ công làm việc xứng đáng

Không bắt buộc người lao động làm việc nhiều hơn 48 giờ/ tuần. Những trường hợp ngoại lệ do ILO quy định được phép vượt quá số giờ làm nhưng phải có sự đồng ý từ phía người lao động và họ phải được trả công xứng đáng, được trả với mức phí cao hơn 125% so với tỷ lệ thông thường. Đồng thời, giờ công làm thêm cũng cần đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.

Có giờ nghỉ giải lao cho một ngày làm việc. Người lao động có quyền được nghỉ ít nhất 1 ngày trong 7 ngày làm việc, trừ trường hợp ngoại lệ do thương lượng tập thể quy định.

 Sức khỏe và an toàn lao động

Bộ quy tắc ứng xử BSCI cũng yêu cầu doanh nghiệp tôn trọng quyền được hưởng các điều kiện sống và làm việc lành mạnh của người lao động. Những cá nhân dễ bị tổn thương như lao động trẻ, phụ nữ mới sinh và những người khuyết tật sẽ nhận được sự bảo vệ đặc biệt.

Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, có hệ thống phát hiện, đánh giá và phòng chống các mối nguy có thể ảnh hưởng đến an toàn của người lao động.

Cung cấp trang thiết bị bảo hộ miễn phí cho người lao động, đảm bảo hỗ trợ y tế và cung cấp các phương tiện liên quan khi có sự cố xảy ra. Người lao động được phép rời khỏi vị trí làm việc khi có nguy hiểm mà không cần sự xin phép.

 Không sử dụng lao động trẻ em

Không tuyển dụng trực tiếp hoặc gián tiếp người lao động dưới 15 tuổi. Doanh nghiệp phải xác minh độ tuổi lao động trong quá trình tuyển dụng. Nguyên tắc này nhằm mục đích bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bóc lột.

Khi đưa trẻ em ra khỏi nơi làm việc, cần có biện pháp đảm bảo chúng sẽ không tham gia vào những công việc nguy hiểm hơn như: mại dâm, buôn bán ma túy… Nếu có thể, hãy cung cấp hoặc giới thiệu công việc tử tế cho các thành viên trưởng thành trong gia đình của trẻ em đó.

 Bảo vệ đặc biệt đối với lao động trẻ tuổi

Đảm bảo rằng những người trẻ tuổi không làm việc vào ban đêm và họ được bảo vệ trước các điều kiện làm việc có hại cho sức khỏe, sự an toàn, đạo đức và sự phát triển của họ.

Thời gian làm việc của lao động trẻ tuổi cần đảm bảo không ảnh hưởng tới thời gian đi học, định hướng nghề nghiệp. Có cơ chế khiếu nại và chương trình đào tạo phù hợp dành cho lao động trẻ em.

 Không cung cấp việc làm tạm thời

Doanh nghiệp phải ký hợp đồng với người lao động theo quy định của pháp luật, không cung cấp việc làm tạm thời. Cung cấp đầy đủ thông tin về quyền, trách nhiệm và điều kiện làm việc cho người lao động trước khi họ bắt đầu làm việc, bao gồm: thời gian làm việc, trợ cấp, thù lao, ngày nghỉ phép, chế độ bảo hiểm…

Đảm bảo rằng các đồng nghiệp, mối quan hệ trong công việc của họ không gây ra sự bất an hay tổn thương về xã hội hoặc kinh tế đối với người lao động.

Không sử dụng lao động lệ thuộc

Doanh nghiệp không được tham gia vào bất kỳ hình thức nô dịch, ép buộc, ngoại giao, nhận ủy thác, buôn bán hoặc lao động không tự nguyện. Doanh nghiệp có thể bị coi là đồng lõa nếu họ hưởng lợi từ việc sử dụng các hình thức tuyển dụng trái phép.

Thận trọng khi thu hút, tuyển dụng trực tiếp hoặc gián tiếp lao động nhập cư. Đảm bảo người lao động không bị đối xử vô nhân đạo, hạ nhục, đánh đập, đe dọa… Tất cả các hình thức kỷ luật cần được thông báo bằng văn bản và giải thích rõ ràng cho người lao động. Người lao động có quyền nghỉ việc và tự do chấm dứt việc làm nhưng cần thông báo trước cho người sử dụng lao động.

 Bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp tránh làm suy thoái môi trường, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của quá trình kinh doanh, sản xuất tới môi trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có đánh giá các mối nguy và có biện pháp phòng ngừa, xử lý hiệu quả khi có tác động xấu xảy ra.

 Hành vi kinh doanh có đạo đức

Không tham gia vào bất kỳ hành vi tham nhũng, tống tiền hoặc tham ô nào, cũng không phải dưới bất kỳ hình thức hối lộ nào – bao gồm nhưng không giới hạn – hứa hẹn, đề nghị, cho hoặc nhận của bất kỳ khoản tiền không phù hợp hoặc động cơ khác.

Việc thu thập, sử dụng và xử lý thông tin cá nhân khác phải tuân thủ luật riêng tư và bảo mật thông tin của người lao động.

Hậu quả khi không tuân thủ bộ quy tắc ứng xử BSCI

Khi doanh nghiệp không tuân thủ bộ quy tắc ứng xử BSCI hoặc không có giải pháp để triển khai trong khoảng thời gian hợp lý, thì thành viên của BSCI có thể đưa ra một số hành động sau:

– Tạm dừng đơn hàng đang sản xuất hiện tại

– Hủy bỏ các hợp đồng liên quan, đình chỉ các hợp đồng trong tương lai hoặc chấm dứt quan hệ kinh doanh với nhà cung ứng đã không tuân thủ.

Nếu kết quả của đợt kiểm tra cho thấy không có sự tuân thủ đúng theo Bộ quy tắc ứng xử BSCI, thì doanh nghiệp buộc phải triển khai thực hiện các hành động khắc phục như đã hướng dẫn và không được trì hoãn (thời gian không được vượt quá 12 tháng).

Trên đây là 11 quy tắc của bộ quy tắc ứng xử BSCI mà mỗi doanh nghiệp cần phải tuân thủ, nếu vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm, bị hủy bỏ hợp đồng, ảnh hưởng tới công việc kinh doanh. Vậy làm thế nào để có thể áp dụng tốt, tuân thủ đúng các quy tắc của BSCI? Liên hệ ODI MORGAN ngay hôm nay để được tư vấn BSCI chi tiết.

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon chat-active-icon